Hàng loạt ngân hàng đang phải trả giá vì nợ xấu
Nợ xấu vẫn là "bóng ma" ám ảnh với hàng loạt nhà băng. Thống kê của chúng tôi cho thấy, việc trích lập dự phòng rủi ro đã bòn rút phân nửa lợi nhuận các ngân hàng và sẽ còn đeo đẳng các ngân hàng trong nhiều năm tới.
Theo thống kê của CafeF, trong 6 tháng đầu năm 2016, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại hầu hết các ngân hàng vẫn được duy trì ở mức dưới 3% nhưng con số tuyệt đối bắt đầu có sự gia tăng trở lại đáng báo động.
9 ngân hàng "ôm" hơn 43 nghìn tỷ nợ xấu
Vào thời điểm cuối tháng 6 năm nay, 9 ngân hàng niêm yết "ôm" hơn 43 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tăng 28% so với mức 33.868 tỷ đồng thời điểm cuối năm 2015.
Dẫn đầu về dư nợ cho vay song BIDV cũng đang dẫn đầu về tổng nợ xấu tính đến cuối quý II/2016 với con số lên tới hơn 13 nghìn tỷ đồng.
Thực chất tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của BIDV không tăng đáng kể, nhưng con số tuyệt đối lại có sự gia tăng đột biến với mức tăng tới 31% so với cuối 2015.
Cụ thể, tổng nợ xấu của BIDV đến 30/6/2016 đã tăng thêm hơn 3.000 tỷ đồng, lên tới 13.183 tỷ đồng so với cuối 2015. Trong đó, cả 3 nhóm nợ (từ nhóm 3-5) đều tăng; cụ thể, nợ có khả năng mất vốn tăng hơn 1.100 tỷ lên 6.343 tỷ đồng; nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng vọt từ 887 tỷ lên 2.326 tỷ; nợ dưới chuẩn (nợ nhóm 3) giảm từ 3.975 tỷ đồng lên 4.515 tỷ.
Nợ xấu tại Eximbank cũng là điểm nhấn trong mùa báo cáo tài chính quý II năm nay. Eximbank có tới 4.285 tỷ đồng nợ xấu, chiếm 5,3% trên tổng dư nợ, trở thành ngân hàng duy nhất có tỷ lệ nợ xấu vượt mốc 3% trong số các ngân hàng công khai minh bạch nợ.
Con số này tăng đột biến so với tỷ lệ nợ xấu chưa đến 2% tại thời điểm cuối năm 2015. Trong 3 nhóm nợ xấu thì nợ dưới chuẩn là 2.415 tỷ đồng, chiếm hơn một nửa tổng nợ xấu và tăng gấp 13 lần thời điểm đầu năm. Nợ nghi ngờ tăng 34,8% lên 797 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn cũng tăng tương đương, lên 1.073 tỷ đồng.
"Bóng ma" nợ xấu
Tính đến 24/6 tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ở mức 6,82%, nhưng chốt lại đến cuối tháng 6, tức chỉ sau 6 ngày, mức tăng trưởng lên tới 8,16% so với cuối 2015.
Tuy nhiên thực tế là trong công thức tỷ lệ nợ xấu bằng tổng số nợ xấu/ tổng dư nợ cho vay, với mẫu số ngày càng lớn nhưng cũng không thể giúp co hẹp tỷ lệ nợ xấu.
Như vậy, nợ xấu vẫn là "bóng ma" ám ảnh với hàng loạt nhà băng. Thống kê của chúng tôi cho thấy, việc trích lập dự phòng rủi ro đã bòn rút phân nửa lợi nhuận các ngân hàng. Việc trích lập sẽ còn đeo đẳng các ngân hàng trong nhiều năm tới.
Lý giải lý do vì sao nợ xấu các ngân hàng có triệu chứng gia tăng, giới quan sát cho rằng cũng có một phần do trong nửa đầu năm nay lượng nợ xấu chuyển sang VAMC rất hạn chế. Nợ xấu gia tăng tại các ngân hàng đang dần thực chất hơn, thay vì tiếp tục chuyển từ túi này sang túi khác.
Báo cáo tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng thẳng thắn nhìn nhận nợ xấu tiếp tục là vấn đề đáng lo ngại khi xử lý chưa đi vào thực chất.
Còn trong phiên họp thường kỳ Chính phủ ngày 2/8, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, tính đến tháng 5/2016, nợ xấu toàn hệ thống ở mức 2,78% (dưới 3% theo mục tiêu đề ra). Theo bà Hồng, hiện Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng có nợ xấu trên 3% phải báo cáo phương án về Ngân hàng Nhà nước và có phương án giải quyết.
Trí Thức Trẻ
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- Thu nhập bình quân của nhân viên Saigonbank thấp nhất hệ thống?
- 6 tháng đầu năm, SeABank đạt 218 tỷ đồng lợi nhuận trước trích lập dự phòng
- NamABank: 6 tháng tăng trưởng cho vay 25%, lợi nhuận vẫn giảm 27% so với cùng kỳ
- KienLongBank: Lợi nhuận 6 tháng đầu năm không bằng 1/5 cùng kỳ
- Ngân hàng OCB: Lợi nhuận 6 tháng gấp 5 lần cùng kỳ, lưu ý khoản phải thu VDB hơn 500 tỷ đồng