Hàng nghìn shipper Hàn Quốc nổi giận, đình công vô thời hạn, hàng hóa tắc nghẽn trên mọi nhà kho
Shipper Hàn Quốc nổi giận đình công khiến hàng hóa ách tắc tại nhà kho, người mua mòn mỏi chờ đợi hàng.
- 13-06-2021Son Heung-min ăn mừng giống hệt Quế Ngọc Hải, Hàn Quốc loại bớt một địch thủ cho ĐT Việt Nam
- 12-06-2021Vì sao nhiều lãnh đạo doanh nghiệp lớn nhất Hàn Quốc kêu gọi ân xá cho “thái tử” Samsung?
- 11-06-2021Tổng thống Hàn Quốc tiến thoái lưỡng nan vì Thái tử đang ngồi tù của Samsung
Tờ StraitsTimes đưa tin, nhân viên giao hàng ở Hàn Quốc đang tổ chức một cuộc đình công vô thời hạn yêu cầu các công ty phải đồng ý thỏa thuận không xảy ra tình trạng làm việc quá tải trong bối cảnh bùng nổ mua sắm vì Covid-19 như hiện tại.
Cụ thể, khoảng 2.200 người trong số 6.500 thành viên của Liên đoàn Nhân viên giao hàng Hàn Quốc đã ngừng làm việc để tham gia cuộc biểu tình kể từ ngày thứ 4 tuần trước (6/9). Sự việc xảy ra sau khi cuộc trò chuyện của Liên đoàn này với chính phủ và các công ty vận chuyển lớn thất bại. Phía liên đoàn khẳng định, ngoài những người trực tiếp đi biểu tình, những shipper còn lại sẽ đồng loạt trì hoãn thời gian bắt đầu làm việc mỗi ngày chậm hơn 2 tiếng.
Sự việc đang gây ách tắc các kiện hàng trên khắp các nhà kho ở thủ đô Seoul.
Một thỏa thuận đã đạt được vào hồi tháng 1 sau khi các nhân viên giao hàng cũng đã đình công để đòi quyền lợi và sự bảo vệ tốt hơn sau khi ghi nhận 16 người chết vì làm việc quá sức vào năm ngoái.
Những công ty đầu tiên bao gồm CJ Logistics, Lotte Global Logistics và Hanjin Transportation đã cam kết sẽ có các biện pháp cải thiện nhằm xóa bỏ tình trạng các shipper bị kiệt sức. Trong số các biện pháp này có việc tuyển thêm nhân viên để phân loại hàng hóa hay sử dụng công nghệ để tự động hóa các quy trình.
Tuy nhiên, tất cả đều chưa thực hiện đúng lời hứa.
Các quan chức của Liên đoàn nhân viên giao hàng nói rằng các công ty "thu lợi khổng lồ trong nhiều thập kỷ" khi buộc nhân viên giao hàng phân loại hàng hóa trong nhiều giờ "miễn phí".
Họ nói rằng việc chọn hàng hóa có thể sẽ là công việc riêng biệt bởi hầu hết các người giao hàng làm việc dựa trên hợp đồng và trả lương theo lượng gói hàng được giao chứ không phải là dựa trên số lượng giờ làm.
"Các công ty giao vận cần phải chịu trách nhiệm và ngay lập tức áp dụng các biện pháp ngăn chặn việc làm quá tải".
Vào ngày chủ nhật, liên đoàn này nói rằng họ sẽ tiếp tục đình công tại Seoul vào tuần này, tăng lên 6.500 thành viên và các phương tiện tham gia trong vài ngày.
Trong khi đó, gã khổng lồ thương mại điện tử Coupang - công ty được mệnh danh là "Amazon Hàn Quốc" đang đối mặt với hàng loạt áp lực từ công chúng phải đối xử với nhân viên giao hàng tốt hơn sau khi một trong số những nhân viên giao hàng của họ trở thành người thứ 17 chết trong năm nay.
Trước đại dịch, chỉ 1 – 4 shipper chết mỗi năm. Tháng trước, Coupang tuyên bố các kế hoạch cho phép shipper nhận một khoản tiền lương 1 tháng để rời đi khi họ cần nghỉ ngơi như một phần nỗ lực "cải thiện điều kiện làm việc cho tất cả nhân viên giao hàng của chúng tôi trong ngành công nghiệp giao vận Hàn Quốc".
Có khoảng 40.000 người giao hàng làm việc tại Hàn Quốc. Họ đã phàn nàn về tình trạng làm việc quá tải trong một thời gian dài và tình huống này trở nên nghiêm trọng hơn vào năm ngoái sau khi nhu cầu với dịch vụ này càng tăng mạnh.
Tổng cộng 3,37 tỷ kiện hàng được giao vào năm ngoái, tăng 21% khi nhiều người chuyển sang mua sắm trực tuyến hơn trong đại dịch.
Thị trường giao đồ ăn ở Hàn Quốc cũng chứng kiến tốc độ tăng trưởng vượt trội tới 79% đạt 17,4 nghìn tỷ won (20,7 tỷ USD) vào năm ngoái khi mọi người thường ngại đi ra ngoài ăn vì lo sợ nguy cơ lây bệnh.
Hiện tại, người giao hàng ở Hàn Quốc thường làm việc 12 – 14 giờ mỗi ngày – tăng từ 10 giờ trước đại dịch. Họ có thể giao 600 đơn mỗi ngày.
Trong 16 trường hợp qua đời vào năm ngoái, một vài người mất vì đau tim trong khi một số khác bị xuất huyết não.
Một người giao hàng đã tự kết liễu đời mình vào tháng 10 năm ngoái và để lại lời nhắn: "Tôi đã quá mệt mỏi".
Nguồn: StraitTimes
Doanh nghiệp và tiếp thị