MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bán phân bón trị bá bệnh ghi bằng tiếng nước ngoài

07-01-2016 - 18:00 PM |

Doanh nghiệp bán phân bón cho nông dân nhưng thông tin trên bao bì bằng tiếng nước ngoài, có loại cũng là phân bón nhưng lại trị được bá bệnh...

Qua kiểm tra tại một cửa hàng phát hiện tại cửa hàng có kinh doanh mặt hàng phân bón DAP 18-46-0 +2.0S, giá 515.000 đồng/bao do Công ty TNHH Một thành viên Bio Thailand sản xuất (68/6, Lý Tự Trọng, phường 4, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh), có nhãn ghi không đúng quy định về quy chế ghi nhãn phân bón.

Ngày 7-1, Đội Quản lý thị trường số 4 (Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long) đến kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

Theo đó toàn bộ thông tin thể hiện trên sản phẩm đều ghi tiếng nước ngoài. Ngoài ra sản phẩm phân bón rễ dạng lỏng hiệu KYOTO có nhãn ghi không đúng với bản chất sản phẩm, cụ thể đây là phân bón nhưng lại trị được rất nhiều bệnh.

Đặc biệt, đoàn cũng phát hiện các loại phân được cơ sở sản xuất phân phối đến cửa hàng thì mỗi bao đều có số lô sản xuất và số ngày sản xuất hoàn toàn khác nhau.

Đoàn đã lập biên bản tạm giữ số lượng hàng hóa trên, đồng thời lấy mẫu thử đối với một số loại phân bón tại cửa hàng.

Theo Chi cục Quản lý thị trường Vĩnh Long, trước đó vào tháng 9-2015, đã xử phạt hành chính Công ty TNHH một thành viên Indonesia (68/5, Lý Tự Trọng, P. 4, TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh), 160 triệu đồng, do sản xuất phân bón không đảm bảo chất lượng, phân bón không đạt mức sai số cho phép so với mức độ công bố tiêu chuẩn áp dụng, hàm lượng N(ts) chỉ đạt 87% so với mức quy định tối thiểu là 90%.

Ngoài ra, mới đây đoàn kiểm tra cũng xử phạt vi phạm hành chính 20 triệu đồng đối với Công ty TNHH Tam Long (xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang), về hành vi kinh doanh hàng hóa là phân bón trên nhãn có các thông tin không đúng bản chất, đúng sự thật về hàng hóa đó. Hàng hóa vi phạm có tổng giá trị hơn 116 triệu đồng.

Một cán bộ quản lý thị trường cho biết lý do mỗi bao phân bón được phân phối đến cửa hàng đều có số lô và số ngày sản xuất khác nhau là do cơ sở sản xuất tìm cách “đối phó” với lực lượng chức năng.

Nếu cơ quan chức năng có lấy mẫu thử và phát hiện một lô hàng nào đó vi phạm thì cũng không xử phạt được nhiều.

Ngoài ra, thời gian gần đây nhiều cơ sở sản xuất phân bón cố tình ghi nhãn mác, mập mờ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

“Trước nay nông dân quen với các loại phân bón hàm lượng 20-20-15 hoặc 16-16-8 nhưng nhiều loại phân hiện tại trên bao bì ghi 20-2.0-1.5 hoặc 16-1.6-8. Do đó nông dân rất khó phân biệt”- cán bộ này nói.


Bao bì phân bón có hàm lượng 20-2.0-1.5 dễ gây nhầm lẫn cho nông dân

Bao bì phân bón có hàm lượng 20-2.0-1.5 dễ gây nhầm lẫn cho nông dân

 

 


Sản phẩm phân bón dạng lỏng có khả năng trị “bá” bệnh tại một cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

Sản phẩm phân bón dạng lỏng có khả năng trị “bá” bệnh tại một cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

 

 

 

Theo Thúy Hằng

Tuổi trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên