MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cước vận tải: Chỉ nên điều chỉnh giảm đối với những DN đã tăng giá trong năm 2014?

16-11-2014 - 18:25 PM |

Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho rằng, muốn nhìn nhận đánh giá hoạt động của DN vận tải, nhất là taxi phải trong thời gian dài chứ không thể chỉ trong năm 2014.

Sáng 14/11, Ủy ban Nhân dân Tp. Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai công tác quản lý giá cước vận tải bằng ô tô trên địa bàn thành phố Hà Nội theo chỉ đạo của Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải.

Tham gia với tư các đại diện cho các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn Tp Hà Nội, ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Tp. Hà Nội cho biết: Quan điểm của Hiệp hội là với tình hình giá xăng dầu hạ như hiện nay nếu đơn vị nào đã tăng giá cước vận tải trong năm 2014 thì tính toán lại trừ chi phí tăng thời gian qua để điều chỉnh giá cước vận tải; còn đơn vị nào không tăng thì từ nay đến cuối năm tính toán chi phí vào để điều chỉnh lại.

Đồng tình với quan điểm này, ông Đỗ Quốc Bình-Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho rằng, muốn nhìn nhận đánh giá hoạt động của DN vận tải, nhất là taxi phải trong thời gian dài chứ không thể chỉ trong năm 2014.

Nếu tính từ năm 2012 đến nay, vào tháng 4/2012, giá xăng là 21.300 đồng/lít. Trải qua nhiều lần điều chỉnh, thậm chí giảm sâu thì đến 11/2014, giá xăng vẫn cao hơn mức kể trên, ở mức 21.390 đồng/lít.

Trong khi đó, suốt từ năm 2012 đến nay, hầu hết DN taxi tại Hà Nội duy trì mức giá phổ biến khoảng 12.000 đồng/km. Giá này đang thấp hơn giá ở nhiều khu vực khác trên cả nước như TP. HCM khoảng 15.000 đồng/km; Đồng Nai 12.500 đồng/km; Huế 13.500; Đà Nẵng 14.000 đồng/km...

Ông Bình đề xuất, đối với DN đã giữ giá cước ổn định từ năm 2012 đến nay nên để DN giữ giá ổn định. Còn với những DN đã tăng giá cước trong năm 2014, DN tăng bao nhiêu tiền thì nay điều chỉnh để trở về đúng giá cước ban đầu.

Ngoài ra, ông Liên cũng cho biết thêm, chi phí ngoài xăng dầu hiện nay của doanh nghiệp rất cao. Chẳng hạn, tuyến cố định như của HTX Thăng Long, taxi đến Thành Công, vận tải Bắc Nam… thời gian qua cùng với việc siết chặt vận tải, gắn thiết bị giám sát hành trình thì thêm vào đó thông thường cứ vài tháng DN phải tiến hành sửa chữa xe một lần, tiền lương và các chi phí đều tăng nên các DN gần như lúc nào cũng trong trình trạng phải “oằn lưng” lên để trụ vững.

“Hiện nay, trừ những DN vận tai lớn như Phương Trang, Tổng công ty vận tải Hà Nội, còn lại hầu hết các DN đều nhỏ lẻ manh mún không có tiền tái đầu tư sản xuất…”

Cũng theo ông Liên, chưa nước nào trên thế giới giá cước vận tải đường bộ thấp hơn đường sắt như ở Việt Nam. Do đó, ông đề nghị Bộ Tài chính nên nghiên cứu để giá cước vận tải về đúng vị trí để DN có tích lũy, phát triển vững mạnh và thay xe mới sau vài ba năm.

Khánh Nhi

hanhle

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên