Đi làm bằng…máy bay
Các chuyến bay sau 21 giờ tới quá nửa đêm rất thích hợp với những người bận rộn, cần tiết kiệm thời gian. Giá vé tiết kiệm hơn khung giờ khác khoảng 30% cũng là một ưu điểm "hấp dẫn" đối với hành khách muốn tiết giảm chi phí tối đa cho mỗi chuyến đi.
Đi làm bằng...máy bay
Sáng sớm, nhận được tin nhắn mời uống cà phê ở 29 Tràng Tiền từ anh Sơn, giám đốc tài chính của một hãng bảo hiểm nhân thọ lớn có văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, tôi không khỏi ngạc nhiên hỏi lại: Tối qua thấy anh còn gửi email nhờ giải quyết công việc từ văn phòng ở quận nhất mà, sao mới 7 giờ sáng đã ngồi ở Hà Nội thế? Hóa ra anh đã…“bay đêm”.
Hỏi rồi tôi mới thấy mình lạc hậu bởi nhớ ra, đi lại bằng máy bay hơn 1 năm trở lại đây đã trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Chẳng hạn hãng hàng không Vietjet hiện mỗi ngày cũng có tới hơn 20 chuyến bay khứ hồi từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội và ngược lại, các tuyến khác như TP Hồ Chí Minh- Đà Nẵng cũng có tới 10 chuyến khứ hồi mỗi ngày, vào đủ các khung giờ khác nhau.
"Sáng Hà Nội, tối TP Hồ Chí Minh, trưa ăn cơm miền Trung, chiều cà phê phố biển. Mọi người hay hỏi nhau, nay đi làm bằng gì thế, anh cười hóm hỉnh: đi làm bằng máy bay", anh Sơn hài hước chia sẻ khi chúng tôi ngồi bên tách trà sớm ngắm phố phường Hà Nội vào Thu.
"Đi làm bằng máy bay", chuyện tưởng chừng chỉ có ở "trời Tây" thì nay dần là "chuyện thường ngày" ở Việt Nam. Rất nhiều doanh nhân như anh Sơn đang mỗi ngày đi lại như con thoi giữa các thành phố, các địa phương, thậm chí là nước ngoài mà tối vẫn về nhà ngủ và sáng hôm sau lại đến văn phòng giải quyết công việc. Khái niệm "đi công tác" cũng đã thay đổi, không phải cứ bước chân ra khỏi thành phố là phải đi vài ngày, thường thì bước xuống máy bay lúc sáng sớm, xong công việc, họ sẽ lên lại sân bay, tranh thủ ăn tối trong phòng chờ hoặc trên máy bay.
Nhiều doanh nhân chia sẻ họ thường xuyên ăn tối với đối tác ở Hà Nội (hoặc TP Hồ Chí Minh) nhưng đêm đã ngủ ở nhà bởi "thời gian không có nhiều, nếu ngủ lại thì hôm sau mất thêm nửa ngày làm việc nữa, tranh thủ một chút để không ảnh hưởng tới lịch làm việc hôm sau".
Hành khách hay đi các chuyến bay muộn chia sẻ, họ không cảm thấy mệt mỏi vì dịch vụ trên các chuyến bay rất ổn. "Tôi thường mang theo một chiếc gối nhỏ, đôi khi chiếc khăn choàng, lên máy bay có thể tranh thủ ngủ được hơn 1 tiếng, về nhà thấy còn khỏe hơn là đi làm trong nội đô mà bị kẹt xe", chị Ngọc Thủy, giám đốc một doanh nghiệp thẩm mỹ cho biết.
Lựa chọn tối ưu cho những người bận rộn
Trong vận chuyển hàng không, các chuyến bay khởi hành muộn vào buổi tối (sau 21 giờ trở đi) được gọi là Red Eye. Đây là những chuyến bay hữu ích cho những hành khách bận rộn, quỹ thời gian eo hẹp hoặc cần phải quá cảnh để tiếp tục một chuyến bay khác vào sáng sớm. Các chuyến bay muộn thường có giá vé hợp lý hơn các khung giờ khác trong ngày, đơn cử như Vietjet, giá vé máy bay của hãng này bán cho các khung giờ sáng sớm và đêm muộn thường rẻ hơn tới 30%.
Một khảo sát nhỏ cho thấy, gần đây tỷ lệ hành khách chọn các chuyến bay muộn, sau 21 giờ có xu hướng gia tăng. Dễ dàng bắt gặp trên các chuyến bay muộn là những doanh nhân vừa kết thúc công việc trong ngày, vội vã trở về nhà hoặc những ca sỹ, nghệ sỹ bay "show". Một nữ ca sỹ nổi tiếng từng chia sẻ rất thực rằng cô chọn Vietjet bởi "Hát xong đã trễ lắm, mình lên sân bay vẫn có thể bay chuyến muộn để về nhà với con".
Một ưu điểm không thể không kể tới đó là khi bay các chuyến muộn, sân bay thông thoáng hơn nên thủ tục lên máy bay cũng sẽ nhanh chóng hơn các khung giờ cao điểm trong ngày. Thay vì phải mất hai giờ cho hành trình từ Hà Nội, lên tới sân bay Nội Bài, chờ check in thì hành khách bay các chuyến bay đêm có thể tiết kiệm gần 1 nửa thời gian đó. "Nếu sử dụng dịch vụ SkyBoss của Vietjet thì thậm chí có thể tiết kiệm được thêm nhiều thời gian nữa", nữ ca sỹ này cho biết.
Quả thực, hãng hàng không này đã mang đến làn gió mới cho thị trường hàng không Việt Nam, đem đến ngày càng nhiều hơn cơ hội đi lại bằng máy cho người dân và du khách. Các hãng hàng không đã nhanh nhạy khi nắm bắt tâm lý và xu hướng đi máy bay của hành khách. Như hãng hàng không Vietjet, ngay từ đầu tháng 9 này đã lên kế hoạch cho các chuyến bay muộn phục vụ từ tháng 10 cho tới mùa cao điểm cuối năm, bao gồm cả dịp tết và cận tết.
"Thời điểm cuối năm là giai đoạn tăng tốc, về đích của tất cả mọi người, nhất là tầng lớp doanh nhân, doanh nghiệp. Vào dịp này, mọi người đều tranh thủ để gặp gỡ đối tác, lên các kế hoạch hợp tác, kinh doanh cho năm kế tiếp trong khi quỹ thời gian lại eo hẹp. Đây cũng là thời điểm lễ hội với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, giải trí...Những chuyến bay muộn của chúng tôi được thiết kế để đem lại cho hành khách cần di chuyển trong ngày cảm giác thuận tiện, thoải mái, vui vẻ với những tiện ích vượt trội", đại diện Vietjet chia sẻ.