Lại câu hỏi khó: Bao giờ giá ôtô giảm?
Giá bán lẻ ôtô tại thị trường Việt Nam luôn chịu sự tác động từ rất nhiều chính sách khác nhau...
- 15-11-2014Số lượng ô tô nhập khẩu tháng 10 tăng cao kỷ lục
- 24-10-2014Nhiều loại ô tô nhập khẩu sắp được giảm thuế suất
Tại sao câu chuyện về giá ôtô lại được hâm nóng ở thời điểm này?
Lý do rất đơn giản: một điểm mốc thời gian nữa lại sắp đi qua, đồng thời với đó là rút ngắn thêm quãng thời gian mà theo cam kết, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ khu vực ASEAN sẽ về 0%.
Hiểu đơn giản, việc thuế suất giảm (đúng theo cam kết) sẽ chỉ giúp giá bán lẻ của ôtô nhập khẩu từ các nước ASEAN giảm xuống chứ không phải toàn bộ thị trường. Nhưng trong cơ chế cạnh tranh, việc một khu vực sản phẩm có giá giảm đột biến thì đương nhiên, các khu vực khác sẽ buộc phải tìm cách giảm theo nếu muốn tồn tại.
“Khu vực khác” ở đây chính là xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu từ các thị trường ngoài ASEAN.
Hai luồng quan điểm
Liên quan trực tiếp đến mặt hàng “xa xỉ” là ôtô, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương lại tiếp tục tạo ra 2 luồng quan điểm khác nhau.
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, hiện cơ quan này đang hoàn thiện cơ chế mới về thuế đối với ôtô nguyên chiếc nhập khẩu từ khu vực ASEAN. Trong đó, lộ trình cụ thể sẽ là giảm mức thuế suất xuống còn 50% vào năm 2015, đến năm 2016 tiếp tục giảm xuống mức 40%, mức thuế suất tương ứng vào năm 2017 sẽ là 30%. Quan trọng nhất, sang năm 2018, cam kết theo Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) sẽ chính thức hoàn thành với mức thuế suất 0%.
Lộ trình này đương nhiên được các doanh nghiệp nhập khẩu và người tiêu dùng ủng hộ. Bởi lẽ, khi thuế giảm, không lý do gì mà giá ôtô không giảm theo dù là ít hay nhiều.
Thậm chí nhiều doanh nghiệp lắp ráp ôtô trong nước trước đây cũng từng nêu quan điểm, bất kể chính sách thế nào thì điều họ cần nhất là một lộ trình rõ ràng để có thể điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho phù hợp với cơ chế mới.
Thế nhưng, quan điểm của Bộ Công Thương lại khác. Lộ trình mà Bộ Công Thương đề xuất là giữ nguyên mức thuế suất 50% cho đến hết năm 2017 và sẽ giảm về 0% vào năm 2018.
Có thể thấy hai luồng quan điểm này là rất khác nhau song mỗi bên đều có lý của mình.
Bộ Tài chính cho rằng việc giảm dần các mức thuế suất là nhằm “tôn trọng” cam kết quốc tế và quan trọng hơn, là tránh gây sốc cho doanh nghiệp khi mức thuế giảm đột ngột vào năm 2018.
Trong khi đó, theo quan điểm của Bộ Công Thương, quãng thời gian đến năm 2018 là quá ngắn trong khi ngành công nghiệp ôtô cần tiếp tục được ủng hộ, cần có thời gian để phát triển, để đủ sức cạnh tranh (hay đứng vững) trước sức ép của xe nhập khẩu.
Bản thân Bộ Công Thương hiện cũng đang hoàn thiện một cơ chế toàn diện với những chính sách khác nhau nhằm vào một mục tiêu chung là thúc đẩy phát triển công nghiệp ôtô trong nước. “Cây gậy” mà cơ quan này có được chính là chiến lược phát triển công nghiệp ôtô đến năm 2025 tầm nhìn đến 2035 đã được Thủ tướng phê duyệt hồi giữa năm.
Nhưng dù thế nào thì câu chuyện thuế nhập khẩu ôtô từ ASEAN vẫn đang là nỗi băn khoăn, thấp thỏm của cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Bởi trên thực tế, quãng thời gian để bước sang năm 2015 là quá ngắn ngủi, chỉ còn chưa đầy 3 tuần lễ nữa, trong khi cơ chế mới, lộ trình mới vẫn chưa được ban hành.
Khó giảm
Không phải bây giờ mà cách đây 8 năm, tức thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 11/2007, câu hỏi về giá ôtô tại Việt Nam đã trở thành một đề tài hấp dẫn.
Từ đó cho đến nay, các chính sách liên quan đến mặt hàng ôtô cũng đã được ban hành mới hoặc điều chỉnh nhiều lần song sự khác biệt vẫn hầu như không có.
Thực tế cũng cho thấy, những cơ chế, chính sách mới nếu không thực sự đột biến sẽ rất khó tác động đủ để khiến giá ôtô giảm đáng kể. Chính vì vậy, câu hỏi về giá ôtô luôn rất khó trả lời thỏa đáng.
Một điểm đáng lưu ý là giá bán lẻ ôtô tại thị trường Việt Nam luôn chịu sự tác động từ rất nhiều chính sách khác nhau, trong đó riêng thuế và phí cũng đang có trên dưới 10 loại chồng lấn lên nhau, cùng trực tiếp điều chỉnh vào giá bán. Những chính sách này được áp dụng bởi chính nhu cầu hạn chế tiêu dùng ôtô mà nhà nước áp dụng bấy lâu nay.
Lưu ý rằng, thuế nhập khẩu cũng chỉ tác động một phần cho dù rất đáng kể. Khi nhu cầu hạn chế ôtô vẫn còn, nếu thuế nhập khẩu giảm thì các cơ chế, chính sách khác sẽ được ban hành để “bù đắp” vào phần thiếu hụt đó, có thể là các loại phí và lệ phí khác được tăng lên hoặc bổ sung tương ứng.
Xin nhớ, chỉ có thuế nhập khẩu mới chịu sự chi phối của các cam kết hội nhập quốc tế như WTO hay AFTA.
Thực tế đây cũng chính là cách làm của nhiều quốc gia trên thế giới đang bắt buộc phải hạn chế lượng ôtô cá nhân lưu hành. Chẳng hạn như Singapore áp dụng phí quyền mua ôtô thậm chí cao gấp nhiều lần giá bán của chính chiếc ôtô đó. Hay như một số quốc gia tiên tiến như Nhật Bản và Mỹ, phí giao thông và phí đỗ xe luôn là một bài toán đau đầu với người sử dụng ôtô…
Ngay trong ý chí của cơ quan trực tiếp quản lý ngành công nghiệp ôtô là Bộ Công Thương cũng hoàn toàn có thể dựng lên các hàng rào kỹ thuật phi thuế quan để hạn chế lượng xe nhập khẩu. Mục tiêu cuối cùng vẫn là hạn chế tiêu dùng ôtô và bảo vệ doanh nghiệp lắp ráp ôtô trong nước, nơi đang tạo ra hàng vạn lao động trực tiếp.
Do đó, về cơ bản, giá tăng hay giảm phụ thuộc vào sự điều chỉnh của thị trường, vào sự đáp ứng của hạ tầng giao thông, vào bản thân tư duy và văn hóa giao thông của người tiêu dùng, tức xuất phát từ chính những căn nguyên khiến giá ôtô bị đẩy lên mức cao. Và như thế, khi những căn nguyên chưa thay đổi mạnh mẽ theo hướng tích cực, thì cho dù thuế giảm, giá ôtô cũng khó giảm, hoặc nếu giảm cũng không đáng kể.
>>> Ô tô vấp rào cản cũ
Lý do rất đơn giản: một điểm mốc thời gian nữa lại sắp đi qua, đồng thời với đó là rút ngắn thêm quãng thời gian mà theo cam kết, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ khu vực ASEAN sẽ về 0%.
Hiểu đơn giản, việc thuế suất giảm (đúng theo cam kết) sẽ chỉ giúp giá bán lẻ của ôtô nhập khẩu từ các nước ASEAN giảm xuống chứ không phải toàn bộ thị trường. Nhưng trong cơ chế cạnh tranh, việc một khu vực sản phẩm có giá giảm đột biến thì đương nhiên, các khu vực khác sẽ buộc phải tìm cách giảm theo nếu muốn tồn tại.
“Khu vực khác” ở đây chính là xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu từ các thị trường ngoài ASEAN.
Hai luồng quan điểm
Liên quan trực tiếp đến mặt hàng “xa xỉ” là ôtô, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương lại tiếp tục tạo ra 2 luồng quan điểm khác nhau.
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, hiện cơ quan này đang hoàn thiện cơ chế mới về thuế đối với ôtô nguyên chiếc nhập khẩu từ khu vực ASEAN. Trong đó, lộ trình cụ thể sẽ là giảm mức thuế suất xuống còn 50% vào năm 2015, đến năm 2016 tiếp tục giảm xuống mức 40%, mức thuế suất tương ứng vào năm 2017 sẽ là 30%. Quan trọng nhất, sang năm 2018, cam kết theo Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) sẽ chính thức hoàn thành với mức thuế suất 0%.
Lộ trình này đương nhiên được các doanh nghiệp nhập khẩu và người tiêu dùng ủng hộ. Bởi lẽ, khi thuế giảm, không lý do gì mà giá ôtô không giảm theo dù là ít hay nhiều.
Thậm chí nhiều doanh nghiệp lắp ráp ôtô trong nước trước đây cũng từng nêu quan điểm, bất kể chính sách thế nào thì điều họ cần nhất là một lộ trình rõ ràng để có thể điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho phù hợp với cơ chế mới.
Thế nhưng, quan điểm của Bộ Công Thương lại khác. Lộ trình mà Bộ Công Thương đề xuất là giữ nguyên mức thuế suất 50% cho đến hết năm 2017 và sẽ giảm về 0% vào năm 2018.
Có thể thấy hai luồng quan điểm này là rất khác nhau song mỗi bên đều có lý của mình.
Bộ Tài chính cho rằng việc giảm dần các mức thuế suất là nhằm “tôn trọng” cam kết quốc tế và quan trọng hơn, là tránh gây sốc cho doanh nghiệp khi mức thuế giảm đột ngột vào năm 2018.
Trong khi đó, theo quan điểm của Bộ Công Thương, quãng thời gian đến năm 2018 là quá ngắn trong khi ngành công nghiệp ôtô cần tiếp tục được ủng hộ, cần có thời gian để phát triển, để đủ sức cạnh tranh (hay đứng vững) trước sức ép của xe nhập khẩu.
Bản thân Bộ Công Thương hiện cũng đang hoàn thiện một cơ chế toàn diện với những chính sách khác nhau nhằm vào một mục tiêu chung là thúc đẩy phát triển công nghiệp ôtô trong nước. “Cây gậy” mà cơ quan này có được chính là chiến lược phát triển công nghiệp ôtô đến năm 2025 tầm nhìn đến 2035 đã được Thủ tướng phê duyệt hồi giữa năm.
Nhưng dù thế nào thì câu chuyện thuế nhập khẩu ôtô từ ASEAN vẫn đang là nỗi băn khoăn, thấp thỏm của cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Bởi trên thực tế, quãng thời gian để bước sang năm 2015 là quá ngắn ngủi, chỉ còn chưa đầy 3 tuần lễ nữa, trong khi cơ chế mới, lộ trình mới vẫn chưa được ban hành.
Khó giảm
Không phải bây giờ mà cách đây 8 năm, tức thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 11/2007, câu hỏi về giá ôtô tại Việt Nam đã trở thành một đề tài hấp dẫn.
Từ đó cho đến nay, các chính sách liên quan đến mặt hàng ôtô cũng đã được ban hành mới hoặc điều chỉnh nhiều lần song sự khác biệt vẫn hầu như không có.
Thực tế cũng cho thấy, những cơ chế, chính sách mới nếu không thực sự đột biến sẽ rất khó tác động đủ để khiến giá ôtô giảm đáng kể. Chính vì vậy, câu hỏi về giá ôtô luôn rất khó trả lời thỏa đáng.
Một điểm đáng lưu ý là giá bán lẻ ôtô tại thị trường Việt Nam luôn chịu sự tác động từ rất nhiều chính sách khác nhau, trong đó riêng thuế và phí cũng đang có trên dưới 10 loại chồng lấn lên nhau, cùng trực tiếp điều chỉnh vào giá bán. Những chính sách này được áp dụng bởi chính nhu cầu hạn chế tiêu dùng ôtô mà nhà nước áp dụng bấy lâu nay.
Lưu ý rằng, thuế nhập khẩu cũng chỉ tác động một phần cho dù rất đáng kể. Khi nhu cầu hạn chế ôtô vẫn còn, nếu thuế nhập khẩu giảm thì các cơ chế, chính sách khác sẽ được ban hành để “bù đắp” vào phần thiếu hụt đó, có thể là các loại phí và lệ phí khác được tăng lên hoặc bổ sung tương ứng.
Xin nhớ, chỉ có thuế nhập khẩu mới chịu sự chi phối của các cam kết hội nhập quốc tế như WTO hay AFTA.
Thực tế đây cũng chính là cách làm của nhiều quốc gia trên thế giới đang bắt buộc phải hạn chế lượng ôtô cá nhân lưu hành. Chẳng hạn như Singapore áp dụng phí quyền mua ôtô thậm chí cao gấp nhiều lần giá bán của chính chiếc ôtô đó. Hay như một số quốc gia tiên tiến như Nhật Bản và Mỹ, phí giao thông và phí đỗ xe luôn là một bài toán đau đầu với người sử dụng ôtô…
Ngay trong ý chí của cơ quan trực tiếp quản lý ngành công nghiệp ôtô là Bộ Công Thương cũng hoàn toàn có thể dựng lên các hàng rào kỹ thuật phi thuế quan để hạn chế lượng xe nhập khẩu. Mục tiêu cuối cùng vẫn là hạn chế tiêu dùng ôtô và bảo vệ doanh nghiệp lắp ráp ôtô trong nước, nơi đang tạo ra hàng vạn lao động trực tiếp.
Do đó, về cơ bản, giá tăng hay giảm phụ thuộc vào sự điều chỉnh của thị trường, vào sự đáp ứng của hạ tầng giao thông, vào bản thân tư duy và văn hóa giao thông của người tiêu dùng, tức xuất phát từ chính những căn nguyên khiến giá ôtô bị đẩy lên mức cao. Và như thế, khi những căn nguyên chưa thay đổi mạnh mẽ theo hướng tích cực, thì cho dù thuế giảm, giá ôtô cũng khó giảm, hoặc nếu giảm cũng không đáng kể.
>>> Ô tô vấp rào cản cũ
Theo Đức Thọ