MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mía, đường rớt giá thê thảm

27-10-2014 - 17:02 PM |

Tính đến thời điểm hiện tại lượng đường tồn kho đã lên tới 202.500 tấn, tăng 45.000 tấn so với cùng kỳ 2013.

Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa công bố số liệu về tình hình hình kinh doanh ngành đường. Theo đó, trong 10 tháng năm 2014, sản lượng đường của cả nước đạt 36.800 tấn, tăng 7.100 tấn so với cùng kỳ 2013.

Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn khó khăn vì lượng đường tồn kho tăng cao. Theo thống kê, tính đến tháng 10 năm 2014 lượng đường tồn kho của cả nước đã tăng lên 202.500 tấn đường, tăng 45.000 tấn so với năm 2013.

Theo Bộ NN&PTNN, giá đường tiếp tục giảm mạnh. Cụ thể, do áp lực chuẩn bị vào vụ và đường tồn kho cao nên giá bán đường trắng chỉ còn 11.700 đồng đến 12.500 đồng/kg, giảm 600 đồng so với tháng trước và giảm 2.500-2.800 đồng/kg so với cùng kỳ 2013. Theo đó, giá mua mía tại ruộng cũng giảm sâu từ 50.000-100.000 đồng/tấn.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) lượng tiêu thụ của các nhà máy đường trên cả nước đã giảm mạnh. Cụ thể, trước đây sản lượng tiêu thụ của các nhà máy đường đạt khoảng 130.000-140.000 tấn/tháng, nay giảm xuống chỉ còn 50.000-60.000 tấn/tháng.

Theo ông Nguyễn Thành Long-Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) sở dĩ lượng đường tồn kho lớn như vậy là do tình trạng buôn lậu ngày càng trắng trợn, quy mô lớn. Chính việc buôn lậu đường gia tăng khiến sản lượng đường tồn kho ngày càng cao do tiêu thụ chính ngạch giảm.

“Lỗ hổng lớn hiện nay là việc cấp phép cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh đường còn dễ dãi, không cần kiểm soát xem đơn vị đó có nhà máy, có vùng mía nguyên liệu hay không. Trên thực tế, nhiều đơn vị xin cấp phép chỉ để dễ dàng hợp thức hóa đường buôn lậu, tuồn đường lậu tiêu thụ trong nội địa khiến cho “vàng thau lẫn lộn”, ông Nguyễn Thành Long cho hay.

Theo ông Long việc buôn lậu đường đã diễn ra lâu nay là một thực tế nhức nhối cần phải giải quyết dứt điểm để giải quyết tồn kho, đảm bảo hoạt động ổn định của các nhà máy và vùng nguyên liệu mía đường.

Đại diện một nhà máy đường trong nước cho biết đường Việt Nam đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi đường nhập lậu từ Thái Lan. Theo đó, giá đường sản xuất tại nhà máy khi bán cho các nhà máy đường tinh luyện đã ở mức trên 12.000 đồng/kg nhưng với đường nhập khẩu khi về đến Việt Nam mới chỉ có giá dưới 11.500 đồng/kg nên nhiều doanh nghiệp chuyển sang nhập khẩu đường.

>>>Đường tồn kho mía giảm giá

Hướng Dương

bachhue

Tài chính Plus

Trở lên trên