Tiểu thương TP.HCM điêu đứng vì tin bún nhiễm Tinopal
Thông tin bún nhiễm Tinopal đã gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của hàng loạt cơ sở sản xuất bún tại TP.HCM. Người tiêu dùng lo ngại, tiểu thương nhỏ lẻ ngừng buôn bán, cơ sở sản xuất điêu đứng.
- 30-07-2013Soi kỹ bún, bánh tươi...
- 29-07-2013Trước ngày 10/8, sẽ công bố kết quả kiểm tra bún
- 25-07-2013Hai sở cùng siêu thị phản pháo bún chứa hóa chất
- 24-07-2013Bún, bánh ướt: Không chỉ có chất tẩy trắng!
Trước thông tin về một số cơ sở sản xuất bún tươi tại TP.HCM
sử dụng hóa chất độc hại Tinopal Sở Y tế TP.HCM và Sở Công thương thành
phố vừa triển khai các quy định về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất
kinh doanh bún. Đồng thời khẳng định, sẽ có biện pháp sử lý nghiêm, triệt để nếu
có các cơ sở vi phạm. Tuy nhiên, việc chưa công bố các sản phẩm bún nhiễm độc của
ngành chức năng đã ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới tâm lý người tiêu dùng.
Ông Đỗ Công Điều, Cơ sở sản xuất bún TP.HCM cho biết: “Sản xuất hàng để bán thì
nhiều hay ít chúng tôi vẫn phải làm. Nhưng thực tế, nếu làm không đủ tiền trả
công nhân, ảnh hưởng rất trầm trọng”.
Bà Trần Thị Mỹ Hồng, Tiểu thương quận 1, TP.HCM cho biết:
“Việc đưa ra kết luận như vậy rồi, chúng tôi không buôn bán được, ai sẽ chịu
thiệt thòi cho người dân. Yêu cầu cơ quan chức năng nên kiểm soát lại vấn đề
đó, nếu để tình trạng như thế này kéo dài, người dân không thể nào sống được,
ai ăn gì cũng sợ”.
Thông tin bún, các loại bánh canh, bánh ướt nhiễm chất làm trắng Tinopal đang
khiến cho người tiêu dùng rất hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, việc chậm trễ
trong công bố thông tin chính thức những thực phẩm này có bị nhiễm độc hay
không của ngành chức năng, càng khiến do dư luận hoang mang lo lắng hơn. Do điều
này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng mà còn đang xáo trộn
thị trường mua bán thực phẩm.
Trong khi người tiêu dùng, tiểu thương và các cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoang mang bức xúc về sản phẩm bún nhiễm độc thì ngành chức năng TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục lấy mẫu kiểm định chất lượng bún và các sản phẩm từ tinh bột đối với chất huỳnh quang Tinopal và các chất cấm trong thực phẩm.
Kết
quả sẽ được công bố trước ngày 10/8 tới đây, có nghĩa từ nay đến ngày 10/8, người
tiêu dùng vẫn chưa yên tâm khi sử dụng sản phẩm bún. Ngoài 201 cơ sở sản xuất
bún ký cam kết sản xuất sạch, không dùng hóa chất với ngành chức năng, nhiều ý
kiến còn lo ngại, hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang hoạt động ở khắp các quận
huyện là mối đe dọa về sức khỏe cho người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Tấn Bình, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết: “Thông tin trên các báo
đã giúp cho ngành y tế rất nhiều. Từ đó, ngành y tế sẽ rút kinh nghiệm, từ đó
có những biện pháp quyết liệt hơn và khẩn trương hơn. Khi chúng tôi thấy được
những yếu tố nào mà ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân, ảnh hưởng nặng
nề, chúng tôi sẽ ưu tiên trước”.
Bà Lê Ngọc Đào, Phó giám độc Sở Công thương TP.HCM cho biết: “Từ nay cho tới
tháng 8, 100% cơ sở sản xuất bún phải có giấy kiểm nghiệm, có giấy phân tích chất
lượng đối với sản phẩm của mình. Chúng tôi cũng đang khuyến khích các cơ sở
kinh doanh hiện nay, khi đưa hàng ra lưu thông ở thị trường cần có bao bì, nhãn
mác, ngày sản xuất, hạn sử dụng, có tên thương hiệu rõ ràng”.
Trong khi chờ ngành chức năng lập lại trật tự trong sản xuất kinh doanh sản phẩm
bún và công bố chính thức danh mục sản phẩm sạch, người tiêu dùng tiếp tục được
khuyến cáo nên là người tiêu dùng thông minh trước thực trạng thực phẩm bẩn
tràn lan hiện nay.
Theo đánh giá của các chuyên gia ngành thực phẩm, chất Tinopal được phát hiện trong sản phẩm bún là chất tẩy trắng chỉ được dùng trong công nghiệp giấy và bột giặt. Chất Tinopal được liệt vào danh mục cấm như chất độc dioxin. Việc sử dụng chất này trong thực phẩm là hành vi không thể chấp nhận và nó có tác động khôn lường đến sức khỏe của người tiêu dùng. |
Theo Hoa Trang