Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Việt Nam liên tục đổ bộ Hàn Quốc: xuất khẩu tăng hơn 200%, Trung Quốc hạn chế khiến cả thế giới khan hàng
Trung Quốc ra các hạn chế xuất khẩu mặt hàng này khiến các quốc gia tìm đến Việt Nam ‘chốt đơn’.
- 30-12-2024Ukraine bất ngờ săn lùng hàng chục nghìn tấn hàng này từ Việt Nam: Xuất khẩu tăng hơn 1.300%, nước ta là 1 trong 3 ông trùm của thế giới
- 29-12-2024Một tỉnh của Campuchia nói Việt Nam đã chi gần 1 tỷ USD để mua thứ này của họ
- 28-12-2024Hàng trăm nghìn tấn hàng từ Brazil đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Tiêu thụ đứng top 3 thế giới, nước ra chi hơn 2 tỷ USD gom hàng
Trong 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 56,74 tỷ USD, lập kỷ lục cao nhất từ trước tới nay và đã vượt xa mục tiêu Chính phủ giao cho ngành nông nghiệp từ đầu năm. Đóng góp vào con số trên không thể không thiếu mặt hàng phân bón.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 11/2024, Việt Nam xuất khẩu 130.728 tấn phân bón các loại, đạt 53,83 triệu USD. So với tháng 11/2023 thì tăng mạnh 56,5% về lượng, tăng 43,9% kim ngạch.
Tính từ đầu năm, cả nước xuất khẩu trên 1,57 triệu tấn phân bón các loại, tương đương gần 644,46 triệu USD, tăng 13,7% về khối lượng, tăng 11,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023. Giá xuất khẩu trung bình đạt 410 USD/tấn, giảm nhẹ 1,8%.
Phân bón của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia, riêng thị trường này đã chiếm trên 34% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước, đạt 536.161 tấn, tương đương 219,51 triệu USD, giá trung bình 409,4 USD/tấn, tăng 8,4% về lượng, tăng 5,5% kim ngạch nhưng giá giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2, đạt 188.258 tấn, tương đương 76,18 triệu USD, tăng mạnh 211,9% về lượng, tăng 230,6% kim ngạch, chiếm gần 12% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước. Giá xuất khẩu sang xứ sở kim chi đạt 404,7 USD/tấn, tăng 6% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu sang thị trường Philippines đạt 96.438 tấn, tương đương 41,33 triệu USD, tăng 83,2% về lượng, tăng 73% kim ngạch. Thị trường này chiếm 6,1% trong tổng khối lượng và chiếm 6,4% trong tổng kim ngạch.
Hiệp hội phân bón thế giới (IFA) dự báo nhu cầu tiêu thụ phân bón sẽ tăng nhẹ trong 2 năm tới. Dự báo nhu cầu tiêu thụ phân ure tăng 6% trong giai đoạn 2024 – 2028. Đối với phân lân sẽ phụ thuộc vào những thay đổi trong chiến lược xuất khẩu của Trung Quốc và Maroc. Vào tháng 6 năm 2024, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) đã đưa ra các hạn chế bổ sung đối với xuất khẩu phân bón, làm giảm mạnh 83% lượng xuất khẩu urê so với năm trước.
Ngân hàng thế giới (WB) dự báo, giá phân bón trung bình trong các năm 2024 và 2025 sẽ thấp hơn so với năm 2023, nhưng vẫn cao hơn mức giá trung bình thời kỳ 2015-2019.
Thị trường phân bón Việt Nam có giá trị 3,44 tỷ USD trong năm 2024, dự kiến sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 3,38%, có thể đạt 4,2 tỷ USD vào năm 2030 (tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2017 - 2023 là 1%).
Xuất khẩu phân bón dự báo sẽ phục hồi, đặc biệt tại các thị trường truyền thống. Đồng thời, Việt Nam cũng đang mở rộng thị trường sang châu Âu, nơi có các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm cao hơn.
Điểm sáng ngành phân bón trong nước năm 2024 là dự thảo sửa đổi thuế VAT đưa phân bón vào diện chịu thuế 5% vừa được thông qua sẽ thúc đẩy lợi nhuận và tăng tính cạnh tranh về giá bán cho các doanh nghiệp phân bón.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) sửa đổi, trong đó bao gồm việc áp dụng mức thuế suất 5% đối với hàng hóa phân bón, quặng để sản xuất phân bón. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Trồng nội địa gần 1 triệu ha, Việt Nam vẫn liên tục nhập trăm nghìn tấn mỗi tháng mặt hàng này từ Campuchia, Trung Quốc
- Việt Nam vừa đạt 2 kỷ lục lớn trong ngành xuất khẩu tỷ đô: Đứng top 3 thế giới
- Ukraine bất ngờ săn lùng hàng chục nghìn tấn hàng này từ Việt Nam: Xuất khẩu tăng hơn 1.300%, nước ta là 1 trong 3 ông trùm của thế giới
- 'Mỏ vàng' của Việt Nam đang được Mỹ, Campuchia đua nhau săn lùng: Sản lượng mỗi năm hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục kéo đến đầu tư
- Loại quả được cựu Đại sứ Hoa Kỳ khen 'ngon nhất thế giới': từ Á đến Âu cực mê, Việt Nam đã thu về hơn 300 triệu USD