MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hàng tỷ USD gửi ra nước ngoài, ngân hàng có đang cố vớt vát lại lợi nhuận?

Đã có tới 7,3 tỷ USD tiền gửi ra nước ngoài trong quý III/2015. Những dấu hiệu mất cân đối trên thị trường ngoại tệ đang đặt ra yêu cầu hình thành thị trường mua bán ngoại tệ trong thời gian tới.

Báo cáo Kinh tế vĩ mô của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đặc biệt nhấn mạnh đến thông tin tiền gửi ra nước ngoài lên tới 7,3 tỷ USD trong quý III/2015, và nhận định đây là một dấu hiệu bất ổn trong thị trường ngoại tệ.

Ông Phạm Văn Đại, Trưởng nhóm nghiên cứu vĩ mô VEPR phân tích, trước đây các ngân hàng trong nước nhận tiền gửi của ngân hàng nước ngoài vì Việt Nam là nền kinh tế thiếu vốn. Tuy nhiên, một cấu phần khác trong cán cân tài chính xuất hiện, trong bối cảnh dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp không thay đổi, thì lượng tiền gửi ra nước ngoài tăng đột biến là rất đáng chú ý.

Giả thiết được chuyên gia của VEPR đưa ra là: khi Trung Quốc phá giá nhân dân tệ, Việt Nam cũng phá giá tiền đồng, ngân hàng huy động USD nhưng không cho vay, còn thì doanh nghiệp không muốn vay khi tỷ giá tăng. Khi đó, các ngân hàng có giải pháp duy nhất là gửi kỳ hạn ngắn ở ngân hàng nước ngoài để vớt vát lại lợi nhuận.

“Nếu chúng tôi dự báo đúng thì diễn biến mới này vẫn còn diễn ra cho tới hiện tại do quy định lãi suất huy động USD về 0% đã triệt tiêu động lực tiết kiệm ngoại tệ có kỳ hạn”, ông Đại cho hay.

Điều đáng nói, theo chuyên gia của VEPR, khi khoản tiền này được gửi tại các ngân hàng nước ngoài thì Việt Nam vẫn phải huy động vốn ngoại tệ để tài trợ cho các doanh nghiệp. Thực tế này khiến cho thị trường ngoại tế có dấu hiệu mất cân đối theo nhận định của TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR.

Tiền gửi USD ra nước ngoài có xu hướng tăng, theo TS. Thành là phản ứng tất yếu của thị trường với đồng USD, khi mà NHNN quyết tâm loại đồng USD ra khỏi hệ thống tiền gửi, tức là gửi USD không có lãi suất. Do đó, ông Thành cũng có quan điểm cho rằng, nếu cơ chế tiền gửi USD ở trong nước vẫn như vậy, thì xu hướng này sẽ không có gì thay đổi.

Tuy nhiên, TS. Thành lưu ý rằng đồng USD cùng là tài sản, nên dù nằm ở đâu hay lưu chuyển như thế nào thì nó vẫn phải đảm bảo chức năng tài sản, chức năng thanh toán khi cần thiết. Bởi thị trường ngoại tệ vẫn quen với quan hệ vay mượn, nên khi lãi suất bằng 0%, lại không có thị trường mua bán, sẽ dẫn đến sự mất cân đối.

"Cần phải hình thành thị trường mua bán ngoại tệ. DN không thể tự làm được, mà phải hình thành thị trường mua bán để đồng tiền gặp nhau, vì mua bán phải có lãi. Tránh tư duy ngay lập tức chống gửi tiền ra nước ngoài thì không nên. Ngân hàng Nhà nước họ hiểu rõ, phải có quan hệ vay mượn dựa trên mua bán" - TS. Thành khuyến nghị.

An Ngọc

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên