Hãng xe điện Trung Quốc 'nổ' đi được 1000km/sạc - Đây là kết quả thực tế sau 13 tiếng chạy liên tục
Hãng xe điện Trung Quốc NIO vừa công bố kết quả thử nghiệm thực tế quãng đường đi được mỗi lần sạc của mẫu ET7.
- 19-04-2024Nhật Bản trầy trật với xe điện: Nhiều công ty không đủ năng lực, tương lai phải dựa vào trợ cấp, yếu tố kìm hãm nằm ở văn hóa kinh doanh
- 19-04-2024Thị trường ô tô đón thêm 1 mẫu xe điện mini: giá cực rẻ chỉ 112 triệu đồng, sẵn sàng thay thế Honda SH
- 18-04-2024Lộ diện những ‘nạn nhân’ tiếp theo của làn sóng xe điện Trung Quốc: Từng là thương vụ ‘gà đẻ trứng vàng’ nay đối mặt lỗ lớn
Quãng đường di chuyển mỗi lần sạc vẫn được coi là một trong những yếu tố khiến chủ xe điện lo nghĩ nhất khi sử dụng. Khác với xe xăng có thể nạp nhiên liệu nhanh và gần như ở mọi nơi có đường nhựa, nạp năng lượng cho xe điện còn phụ thuộc vào trạm sạc - thứ vẫn đang được phát triển và thường chưa phủ khắp. Nhằm giảm lo âu cho khách hàng, nhiều hãng xe đã cố gắng cải tiến công nghệ để xe có thể đi xa hơn với mỗi lần sạc.
Mới đây nhất, start-up xe điện NIO của Trung Quốc đã công bố kết quả thử nghiệm quãng đường tối đa thực tế với mẫu sedan ET7.
NIO ET7 là một mẫu xe điện nằm tại phân khúc cao cấp. Mẫu xe này được trang bị nhiều công nghệ hiện đại và tiện nghi cao cấp. NIO ET7 dài 5,1 mét, được định vị cạnh tranh với những mẫu xe như Mercedes EQS, BMW i7 hay Tesla Model S.
Bên cạnh phương thức sạc thông thường, NIO ET7 còn có thể thay pin tại các trạm của hãng. Theo thông tin hãng cung cấp, thời gian để thay pin chỉ mất khoảng 5 phút. Về dung lượng pin, NIO ET7 cung cấp hai tùy chọn pin với dung lượng 75 kWh và 100 kWh, giúp xe đi được tổng quãng đường mỗi lần sạc lần lượt là 444 km và 580 km.
Trong thời gian tới, NIO dự kiến sẽ cung cấp thêm tùy chọn pin 150 kWh, hứa hẹn mang lại quãng đường di chuyển lên tới 1.000 km.
Trong khi thời gian chính thức nhận đặt cọc mẫu xe này sắp tới, NIO đã liên tục thử nghiệm thực tế quãng đường di chuyển mỗi lần sạc của ET7 với pack pin dung lượng 150 kWh. Trong kết quả thử nghiệm mới nhất, quãng đường xa nhất đã vượt 1.000 km.
Cụ thể, NIO đã tổ chức 3 hành trình chạy xe từ lúc đầy pin tới khi xe cạn kiệt. Chuyến thứ nhất xuất phát từ Thượng Hải tới Hạ Môn, đi được 1.046 km trước khi dừng hẳn lại; chuyến thứ hai từ Bắc Kinh đi Hợp Phì, đi được 1.062 km trước khi phải lên xe cứu hộ; chuyến thứ 3 từ Côn Minh tới Trạm Giang được 1.070 km sau khi xe không thể di chuyển được nữa.
Theo thông tin dược công bố, NIO ET7 còn mang theo hành lý có trọng lượng lên tới 200 kg, đi tới địa điểm có chênh lệch chiều cao lên tới 1.875 mét, đạt vận tốc tối đa 118 km/h và duy trì vận tốc trung bình 84,7 km/h. Hành trình này mất 12,8 tiếng để hoàn thành.
Điều khiến NIO ET7 có thể đạt được quãng đường đi xa như vậy phải nhắc tới pack pin mà chiếc xe sử dụng. Theo thông tin được công bố, đây là pack pin bán rắn, dung lượng rất cao - lên tới 150 kWh (tương đương dung lượng của nhiều mẫu SUV cỡ lớn). Điều thú vị là pack pin này chỉ nặng hơn pack 100 kWh khoảng 20 kg dù có dung lượng hơn tới 1,5 lần.
Pin bán rắn có thể được xem là bước đột phá mới nhất được ứng dụng trên xe điện thương mại. Pin bán rắn là loại pin chất điện phân không hoàn toàn ở dạng lỏng. Cụ thể hơn, chất điện phân dạng lỏng thông thường sẽ thay bằng một vật liệu dẫn điện ở thể rắn nhưng ngâm trong dung dịch điện phân.
Pin bán rắn giúp tạo ra pin có kích thước nhỏ hơn, nhẹ hơn, tối ưu hơn, từ đó giúp xe điện đi được xa hơn.
Trong khi đó, công nghệ pin "rắn hoàn toàn" (tên gọi chính xác là "pin thể rắn") được cho là khó có cơ hội đi tới thực tiễn. Nhận định này xuất phát từ ông Tăng Ngọc Quần - CEO của nhà sản xuất pin xe điện lớn nhất thế giới CATL. Ông cho rằng công nghệ pin thể rắn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và khó có cơ hội đi tới sản xuất đại trà.
Cụ thể hơn, CATL với khoảng 10 năm nghiên cứu công nghệ này giúp ông đúc rút ra được rằng liti sử dụng trong pin có thể giãn nở trong quá trình sạc và xả, ảnh hưởng trực tiếp đến pin, khiến pin thể rắn có tuổi thọ ngắn. Bên cạnh đó, thử nghiệm pin thể rắn cho thấy ion lưu chuyển tốt, nhưng đặt trong một điều kiện rất khó để áp dụng thực tế.
Đời sống & pháp luật