Lộ diện những ‘nạn nhân’ tiếp theo của làn sóng xe điện Trung Quốc: Từng là thương vụ ‘gà đẻ trứng vàng’ nay đối mặt lỗ lớn
Làn sóng xe điện khiến những ông lớn này đang dần mất đi ánh hào quang.
- 17-04-2024Những sai lầm chết người khi mua ô tô và giải pháp giúp ra quyết định tài chính sáng suốt, không phải hối hận
- 12-04-20244 mẫu ô tô 'ế' khách, hai mẫu 500 triệu đồng chỉ bán được 9 chiếc trong 90 ngày
- 08-04-2024Độc lạ một quốc gia châu Âu bị Trung Quốc 'chiếm lĩnh' thị trường ô tô: 10 hãng xe bán chạy nhất chỉ có 1 hãng nội địa, có thương hiệu tăng trưởng gần 20.000%
Hình thức liên doanh giữa các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc với các thương hiệu lớn ở nước ngoài từng là thương vụ ‘gà đẻ trứng vàng’ khi mang lại nguồn doanh thu khổng lồ. Tuy nhiên gần đây tình thế đang hoàn toàn xoay chuyển khi các nhà sản xuất như BYD thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới.
Những ‘nạn nhân’ làn sóng xe điện
Dongfeng Motor Group – thương hiệu con của Dongfeng Motor Corp thuộc sở hữu nhà nước đã báo cáo khoản lỗ ròng 3,99 tỷ CNY (tương đương 564 triệu USD) trong năm 2023. Đây là lần đầu tiên công ty ghi nhận lỗ kể từ khi niêm yết trên Sàn giao dịch Hong Kong vào năm 2005. Kết quả kinh doanh này hoàn toàn trái ngược với lợi nhuận ròng 10,26 tỷ CNY của năm 2022.
Nguyên nhân thua lỗ là bởi hiệu suất của 2 liên doanh nước ngoài (một với Honda Motor của Nhật Bản và một với Nissan Motor) đã giảm đáng kể. Cụ thể doanh số bán hàng của Dongfeng Nissan giảm 21,5%, trong khi của Dongfeng Honda giảm 8,5% trong năm 2023. Tổng lợi nhuận thu được từ các liên doanh và liên kết giảm hơn 11 tỷ CNY so với năm trước, khiến lỗ là điều không thể tránh khỏi.
Trong lĩnh vực ô tô, từ trước tới nay tất cả các nhà sản xuất nước ngoài muốn sản xuất tại Trung Quốc đều buộc phải hợp tác với một công ty nhà nước địa phương với giới hạn sở hữu 50%, cho đến khi có quy định được đưa ra vào năm 2018 cho phép họ nắm giữ cổ phần lớn hơn.
Trước đây Dongfeng vốn là tập đoàn ô tô nhà nước đang gặp cảnh thua lỗ và có nhiều khoản nợ cần thanh toán. Tập đoàn đã nỗ lực tái cơ cấu và quá trình này đã thu hút Nissan vào năm 2002. Cú bắt tay với ông lớn Nhật Bản ngay lập tức đã trở thành cứu tinh vực dậy doanh nghiệp này.
Tại một hội nghị vào tháng 8 năm 2004, Li Rongrong, khi đó là người đứng đầu Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản Nhà nước (SASAC), đã ca ngợi việc tái cơ cấu của Dongfeng với Nissan là một ví dụ điển hình về một bước chuyển mình thành công. Tuy nhiên mặt trái của sự thành công là sự phụ thuộc quá mức vào nguồn lực nước ngoài và giờ đây đã trở thành mối nguy cho các công ty liên doanh.
Câu chuyện tương tự cũng xảy ra với Tập đoàn ô tô Quảng Châu (GAC) với các đối tác nước ngoài lớn là Honda và Toyota Motor. Tổng lợi nhuận từ các liên doanh và công ty liên kết vượt quá lợi nhuận của công ty mẹ.
Khác với 2 ông lớn trên, SAIC Motor – công ty liên kết với Volkswagen và General Motors, không phụ thuộc nhiều vào các đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, hơn 80% lợi nhuận ròng của công ty niêm yết ở Thượng Hải đến từ các liên doanh và công ty liên kết trong năm 2023. Nguồn doanh thu của họ giảm, chủ yếu là do các liên doanh nước ngoài đang dần mất đà.
Làn sóng rút lui chưa dừng lại
Theo thông báo mà ban lãnh đạo GAC Mitsubishi Motors gửi tới nhân viên, liên doanh của GAC với Mitsubishi đã ngừng hoạt động vào năm ngoái do doanh số bán hàng không như mong đợi. Các chủ sở hữu từ phía Nhật Bản, Mitsubishi Motors và Mitsubishi Corp đã bán 30% và 20% cổ phần tương ứng của họ cho GAC với giá chỉ 1 nhân dân tệ mỗi bên.
Stellantis, một tập đoàn ô tô Âu Mỹ được thành lập thông qua việc sáp nhập Fiat Chrysler Automobiles và Groupe PSA của Pháp, cũng đã rút khỏi liên doanh 50-50 của Trung Quốc là GAC Fiat Chrysler Automobiles.
Trong khi Stellantis quyết định duy trì khuôn khổ 50-50 khác với Dongfeng, phía Trung Quốc vào tháng 11 năm ngoái đã bán khoảng một nửa cổ phần của mình tại Stellantis với giá 934 triệu euro (1 tỷ USD), giảm tỷ lệ nắm giữ xuống 1,58% và làm ảnh hưởng mối quan hệ vốn của họ.
Tại Groupe Renault, liên doanh với Brilliance China Automotive Holdings đã nộp đơn xin phá sản lên tòa án địa phương vào cuối năm 2021 và quá trình tái cơ cấu vẫn đang tiếp diễn. Nhà sản xuất ô tô Pháp đã giải thể một quan hệ đối tác quan trọng khác ở Trung Quốc với Dongfeng vào tháng 4 năm 2020, khi bán 50% cổ phần của mình cho đối tác Trung Quốc.
Trong khi các liên doanh truyền thống của Trung Quốc với các nhà sản xuất ô tô nước ngoài đang rút lui trước sự tấn công dữ dội của làn sóng điện khí hóa, một số chuyên gia kỳ cựu trong ngành dự đoán rằng họ vẫn sẽ quay trở lại.
Ngay cả khi một số liên doanh nước ngoài tìm cách đáp trả trong lĩnh vực xe điện, tình trạng dư thừa công suất đang làm xói mòn lợi nhuận của các công ty Trung Quốc.
Theo Nikkei Asia
Nhịp sống thị trường