Hàng xóm dựng hàng rào vô lý chia đôi lối thang máy chung cư, người phụ nữ phá đổ nhận về bài học đắt giá
Câu chuyện sẽ không thuộc về lỗi của cô Vương nếu không có những hành động trong lúc bốc đồng.
- 21-09-2023Thạc sĩ 35 tuổi nhảy việc đến 30 lần vẫn thất nghiệp: Không có công việc lương thấp, chỉ là bạn chưa có giá trị
- 20-09-2023Người phụ nữ thuê 1.500m2 đồi trọc, bỏ hơn 10 tỷ đồng làm điều mọi người gọi là 'điên rồ' nhưng chỉ hơn 1 năm sau đã thu được 'trái ngọt'
- 19-09-2023Loại quả là 'thần dược', nhiều vitamin C gấp 4 lần cam, phòng ung thư, hạ đường huyết
Hồi tháng 8/2022, một vụ tranh chấp giữa 2 người hàng xóm đã xảy ra tại một chung cư ở An Huy, Trung Quốc. Theo đó, cô Vương cùng gia đình mình sinh sống tại tầng 22. Mỗi tầng chỉ bao gồm 2 hộ gia đình và 2 thang máy phục vụ di chuyển. Đối diện nhà cô là nhà chị Tú.
Hàng xóm dựng hàng rào ngăn đôi lối vào thang máy
Nhằm phục vụ nhu cầu của cư dân, ban quản lý toà nhà sắp xếp mỗi tầng đều có 2 thang máy. Theo lời của cô Vương, việc bố trí thang máy như thế này rất thuận tiện cho mọi người vào lúc đi làm. Bởi đó là thời gian tất cả dân cư đều dùng nên cô thường phải chờ ít nhất 10 phút.
Tuy nhiên, vào buổi sáng ngày 15/8 vừa qua, đang vội vã đi làm, cô phát hiện một hàng rào được dựng ngăn cách giữa 2 chiếc thang máy. Cô Vương không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Ngay lập tức, cô gọi điện cho ban quản lý toà nhà để hỏi tình hình. Người đại diện trực tiếp nghe máy đã khẳng định họ không làm điều này. Bởi nếu có thi công bất kỳ hạng mục nào, ban quản lý sẽ báo trước với cư dân để mọi người chủ động nắm bắt tình hình.
Lúc đó, cô Vương đoán chỉ có thể là nhà hàng xóm đã dựng chiếc hàng rào. Cô khá tức giận bởi đây là không gian chung của 2 nhà nhưng lại không được hỏi ý kiến trước khi thi công.
Theo cách thức hoạt động của thang máy, khi bạn nhấn nút, thang gần nhất không hoạt động sẽ đón bạn. Đã muộn giờ đi làm, song thang máy phía bên nhà cô Vương liên tục đủ số người từ tầng phía trên nên không dừng lại ở tầng 22. Trong khi đó, thang phía nhà hàng xóm đã được dựng rào lại liên tục mở cửa để đón người.
Do rào dựng quá cao, cô không thể dễ dàng vượt qua. Tức giận, cô Vương đã liên tục gọi tên nhà hàng xóm nhưng không ai đáp lại. Vội đi làm, lại không còn cách nào khác, người phụ nữ này đã đạp đổ rào chắn. Thêm nữa, do ấn mạnh liên tục, cô Vương còn khiến nút bấm thang máy ở tầng của mình bị liệt.
Ngay khi có tiếng động mạnh, người hàng xóm đã vội vàng mở cửa. Thấy vậy, chị Tú tỏ ra vô cùng tức giận. Chị la lớn và liên tục đòi cô Vương phải lắp đặt hoàn trả như cũ.
Đối mặt với sự tức giận của hàng xóm, ban đầu cô Vương giải thích bằng giọng nhẹ nhàng. Tuy nhiên, chị Tú không giữ được bình tĩnh nên bắt đầu dùng những từ ngữ không lịch sự.
Bài học đắt giá cho cách giải quyết bốc đồng
Cảm thấy kiệt sức khi phải đối diện với người hàng xóm vô lý, cô Vương quyết định gọi điện cho ban quản lý chung cư. Tuy nhiên, người đại diện có mặt nhưng cũng không thể giải quyết được mâu thuẫn căng thẳng này.
Họ đã yêu cầu cả 2 gia đình đến uỷ ban của khu phố để làm việc. Do là hàng xóm còn sống chung và tiếp xúc với nhau trong thời gian dài, người đại diện khuyên 2 nhà nên giải quyết theo hướng hòa bình, không làm lớn chuyện. Tuy nhiên, chị Tú không đồng ý. Chị tố cáo cô Vương đã cố tình phá huỷ hàng rào do nhà mình dựng lên.
Cảm thấy vô lý, và bất lực trước người hàng xóm này, cô Vương đã lập tức gọi điện cho cảnh sát. Ngay khi nhận được tin, cảnh sát đã đến trụ sở của uỷ ban khu phố để giải quyết.
Sau khi nghe trình bày của 2 người, vị cảnh sát này chỉ ra rằng việc chị Tú lập hàng rào chắn là xâm phạm tài sản công cộng. Hơn nữa, hành vi này còn tiềm ẩn những rủi ro. Bởi lối hành lang đi chung này sẽ dẫn ra lối thoát hiểm. Cửa thoát hiểm lại nằm ở bên phía nhà chị Tú. Vì thế, việc dựng rào chắn này sẽ cản trở quá trình thoát nạn của nhà đối diện nếu có thảm hoạ khẩn cấp.
Lắng nghe viên cảnh sát giải thích rõ ràng, chị Tú dần nhận ra sai lầm của mình. Chị cũng chủ động gửi lời xin lỗi đến cô Vương vì hành động thiếu suy nghĩ của mình.
Sau khi nghe những lời của hàng xóm, cơn giận của cô Vương cũng sớm tiêu tan. Chưa kịp bày tỏ sự vui mừng, cô đã bị cảnh sát trách. “Cô xử lý vụ việc theo hướng này chắc chắn là điều không phù hợp.Vì nó dễ làm xung đột trở nên trầm trọng và hành vi của cô quá bốc đồng. Mặc dù hành vi chia khu vực của nhà hàng xóm là không phù hợp. Song việc cô đạp đổ rào chắn có thể quy kết là huỷ hoại tài sản của người khác”, người này giải thích.
Chưa dừng ở đó, cô Vương còn nhận được thông báo từ toà nhà yêu cầu phải bồi thường tiền sửa chữa thang máy do làm hỏng nút bấm. Theo đó cô phải chi trả khoản tiền lên đến 3.000 NDT (khoảng 10 triệu đồng).
Thực tế, để thanh toán khoản này không phải điều đơn giản với gia đình cô Vương. Do hàng tháng, cô phải gồng gánh quá nhiều khoản phí từ tiền học của con, trả nợ ngân hàng, tiền thuốc thang cho bố mẹ… Hầu như, đến cuối tháng, gia đình cô không dư đồng nào. Nên gia đình sẽ khó khăn khi có trường hợp khẩn cấp.
Tuy nhiên do lỗi của mình gây ra, cô Vương chấp nhận vay mượn đồng nghiệp để bồi thường khoản phí này.
Câu chuyện của cô Vương là bài học trong cách xử lý mọi tình huống ngoài cuộc sống. Đôi khi, vụ việc có thể giải quyết êm đẹp song do sự nóng vội có thể khiến bạn phải gánh chịu những tổn thất không đáng có.
Phụ nữ số