MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hàng xóm Việt Nam công khai báu vật của dự án 70 tỷ USD lớn nhất lịch sử nhân loại, tuyên bố nắm công nghệ độc nhất vô nhị

15-01-2025 - 08:05 AM | Kinh tế số

Máy đào hầm cao bằng tòa nhà 60 tầng sẽ tham gia vào dự án lớn nhất lịch sử nhân loại của láng giềng Việt Nam.

Hàng xóm Việt Nam công khai báu vật của dự án 70 tỷ USD lớn nhất lịch sử nhân loại, tuyên bố nắm công nghệ độc nhất vô nhị- Ảnh 1.

Theo New Atlas, sâu dưới lòng đất khắc nghiệt của khu vực miền trung Trung Quốc, một công trình kỹ thuật kỳ diệu, với kích thước tươngng gì đương một tòa nhà 60 tầng, đang chậm rãi khoan qua lớp đá cứng và đất, từng inch một, với sứ mệnh mang nước đến cho hàng triệu người.

Máy đào hầm Jianghan Ping’an (TBM) đã bắt đầu hoạt động vào ngày 5/1 trong một dự án được coi là tham vọng nhất trong lịch sử xây dựng hạ tầng cấp nước của Trung Quốc, thậm chí có thể là của cả thế giới. Cụ thể, máy đào hầm này được sử dụng vào dự án thiết kế vận chuyển nước từ miền nam tới miền bắc trải dài 4.345 km với chi phí 70 tỷ USD.

Dù không phải là máy đào hầm lớn nhất từng được chế tạo hay có đường kính lớn nhất như máy đào hầm Shanhe, Jianghan Ping’an TBM lại nổi bật nhờ vào hiệu suất công nghệ và khả năng thích ứng cao.

Tuy nhiên, máy đào hầm này vẫn nắm giữ một kỷ lục quốc gia: Đây là máy đào hầm hai khiên dành cho đá cứng lớn nhất từng được chế tạo tại Trung Quốc, với chiều dài 590 ft (180 m) và trọng lượng 7,8 triệu pound (3,54 triệu kg).

Cùng với đó, đây là máy đào hầm hai khiên lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại và là công cụ quan trọng hàng đầu của dự án đào đường hầm dẫn nước từ sông Dương Tử tới sông Hán Thủy nằm trong dự án vận chuyển nước Nam - Bắc.

Công nghệ "hai khiên" giúp máy có thể hoạt động liên tục mà không cần dừng lại, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp bất ngờ. Máy có thể đồng thời đào hầm và lắp đặt các đoạn hầm, mang lại tốc độ đáng kinh ngạc so với các TBM thông thường – khoảng 0,00022 mph (0,00036 km/h) hoặc 853 ft (260 m) mỗi tháng.

Hàng xóm Việt Nam công khai báu vật của dự án 70 tỷ USD lớn nhất lịch sử nhân loại, tuyên bố nắm công nghệ độc nhất vô nhị- Ảnh 2.

Máy đào hầm Jianghan Ping’an

Tốc độ này không phải kỷ lục, nhưng với điều kiện đào hầm đá cứng, nó hoàn toàn hợp lý. Điểm đặc biệt là trong khi các TBM khác chỉ tập trung khoan, Jianghan Ping’an vừa khoan vừa hoàn thiện ngay phần hầm phía sau, giúp dự án tiến triển nhanh hơn đáng kể.

Máy đào hầm này được giao thực hiện đoạn đường hầm dài 10,3 dặm (16,6 km) trong tổng chiều dài 121 dặm (194,7 km) của dự án dẫn nước Dương Tử – Hán Giang, thuộc sáng kiến chuyển nước từ Nam ra Bắc – dự án chuyển nước lớn nhất từng được thực hiện trên Trái Đất.

Dự án này bao gồm ba tuyến: tuyến phía đông, tuyến trung tâm và tuyến phía tây. Tuyến Dương Tử – Hán Giang nằm trong tuyến trung tâm.

Khu vực miền Bắc Trung Quốc, nơi có nhiều thành phố lớn và các khu vực nông nghiệp rộng lớn, từ lâu đã phải đối mặt với tình trạng khô hạn và khai thác nước quá mức. Chuyển hướng dòng chảy nước được coi là giải pháp tối ưu.

Dương Tử, con sông dài nhất Trung Quốc và đứng thứ ba thế giới, có lưu lượng xả nước lớn thứ sáu toàn cầu, với lượng nước chảy qua gần gấp đôi sông Mississippi của Mỹ nhờ vào lưu vực thu nước mưa rộng lớn.

Dự án sẽ lấy nước từ khu vực Tam Hiệp trên sông Dương Tử và phân phối đến các vùng đang thiếu nước, mặc dù việc cân bằng các khía cạnh kinh tế và môi trường khi chuyển hướng lượng nước lớn như vậy vẫn là thách thức lớn. Các quan chức Trung Quốc đã lập kế hoạch cẩn thận để giảm thiểu các rủi ro này.

Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc số 3 đang giám sát phần dự án này và kỳ vọng sẽ hoàn thành đường hầm vào năm 2030.

Minh Tiến

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên