MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hành động thế nào khi VN-Index liên tục bứt phá?

Nhà đầu tư được khuyến nghị nên duy trì linh hoạt danh mục, ưu tiên quản trị rủi ro và lựa chọn những cổ phiếu đang có định giá thấp.

Hành động thế nào khi VN-Index liên tục bứt phá? - Ảnh 1.

VN-Index đã tăng hơn 20% sau 7 tháng. Ảnh Gia Huy

Tại Diễn đàn Cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam 2023 do báo Đầu tư tổ chức chiều 8/8, ông Lê Đức Khánh - Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán VPS cho biết thanh khoản trên thị trường chứng khoán sôi động lại kể từ tháng 7, dòng tiền đã luân chuyển tìm kiếm cơ hội ở các nhóm ngành như xây dựng, dầu khí, bất động sản khu công nghiệp,…

Vị chuyên gia này nhận định thị trường chứng khoán đang thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, điều này có nghĩa rằng định giá thị trường đang hấp dẫn và có nhiều dư địa tăng trưởng.

Theo ông Khánh, với diễn biến hiện tại, VN-Index có dư địa tăng lên vùng 1.280-1.320 điểm, tuy nhiên trong quá trình đi lên sẽ xuất hiện rung lắc, đây là điều tất yếu. Chiến lược giải ngân nên duy trì linh hoạt danh mục, ưu tiên quản trị rủi ro, lựa chọn những cổ phiếu đang có định giá thấp và có thể tham khảo các cổ phiếu thuộc nhóm ngành như dầu khí, bán lẻ, công nghệ, nhóm hưởng lợi từ đầu tư công và nhóm cổ phiếu tiện ích.

Liên quan đến vấn đề rủi ro khi giải ngân ở thời điểm hiện tại, bà Nguyễn Hoài Phương, Giám đốc đầu tư quỹ Vinacapital cho biết VN-Index đã tăng 23% sau 7 tháng đầu năm song lợi nhuận các doanh nghiệp trên sàn trong nửa đầu năm lại giảm 10%. P/E toàn thị trường hiện đạt khoảng 15-16 lần, tiệm cận mức P/E trung bình của thị trường chứng khoán Việt Nam trong nhiều năm. Bà Phương nhận định điều này cho thấy nếu tham gia vào thị trường trong giai đoạn này sẽ có nhiều rủi ro, song, rủi ro chỉ đến với nhà đầu tư cá nhân khi họ đi theo dòng tiền và giải ngân ồ ạt vào cổ phiếu không có giá trị cơ bản.

Bà Nguyễn Hoài Phương lưu ý khi gia nhập thị trường thời điểm này, để nắm bắt được những cơ hội, nhà đầu tư nên quan tâm nhiều đến vấn đề định giá và tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp.

Về phần mình, bà Nguyễn Thị Phương Lam, Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng đa số các nhóm ngành đang giao dịch ở P/E vượt mức 3 năm gần nhất, điều này cho thấy nhà đầu tư đang trả mức P/E cao so với các nhóm ngành do kỳ vọng về tăng trưởng trong tương lai.

Bà Nguyễn Thị Phương Lam nhận định tính phân hóa của thị trường khá cao. Theo thống kê của đơn vị này, so với tăng trưởng GDP của nền kinh tế thì tăng trưởng của các doanh nghiệp niêm yết đang thấp hơn rất nhiều. Hầu hết các ngành nghề có dấu hiệu tạo đáy trong quý 4/2022 và quý 1/2023. Tuy nhiên, giữa các nhóm ngành lại có sự phân hóa mạnh mẽ, một số ngành ghi nhận tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm nay như dịch vụ tài chính, khu công nghiệp, bảo hiểm, song sự phục hồi ở một số ngành khác vẫn khá mờ nhạt như nhóm phân phối, bán lẻ.

Theo Nhật Huỳnh

Nhà đầu tư

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên