DSC: Thị trường cần "nhịp nghỉ ngơi" trước khi bước vào chu kỳ tăng mới, 1.200 điểm sẽ là vùng đệm tâm lý cho VN-Index
Theo DSC, xu hướng trung – dài hạn là tích cực, 1.200 điểm là “vùng đệm tâm lý” cho chỉ số trong thời gian tới.
- 08-08-2023Góc nhìn CTCK: VN-Index ngắn hạn tiến lên 1.300 điểm, NĐT hạn chế mua đuổi trong các phiên tăng
- 08-08-2023Ngược dòng khối ngoại, tự doanh CTCK bán ròng gần 800 tỷ đồng trong phiên 8/8
- 08-08-2023Thị trường chứng khoán tăng nóng, cơ hội nào cho nhà đầu tư lỡ "sóng"?
Sự vận động thị trường tiếp tục bám trên kênh xu hướng tăng trung hạn khi chỉ số neo trên đường tín hiệu MA20 nối dài từ đầu tháng 5. Dù trong xu hướng tăng, thị trường vẫn xuất hiện những nhịp “nghỉ chân”, song VN-Index vẫn vượt qua điểm giao xu hướng quan trọng với thanh khoản cao, kích hoạt điểm mở xu hướng bền vững.
Mốc 1.200 điểm là "vùng đệm tâm lý"
Trong báo cáo chiến lược mới công bố, Chứng khoán DSC đánh giá trên biểu đồ kỹ thuật, chỉ số biểu hiện độ nhạy cao với đường tín hiệu MA10. Từ đó, hình thành chiến lược giao dịch mua “đợi chỉ số test MA10”.
Đối với các nhóm ngành dẫn dắt, dòng tiền chuyển dịch sang nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như Bất động sản, Ngân hàng, nhóm VN30. Việc tập trung dòng tiền tại các nhóm cổ phiếu nói trên khiến cho chỉ số VN-Index có nhiều biến động lớn. Cần chú ý, xu hướng trung – dài hạn là tích cực, 1.200 điểm là “vùng đệm tâm lý” cho chỉ số trong thời gian tới.
Trong các diễn biến gần nhất, thị trường xuất hiện 2 phiên phối thanh khoản cao trong vòng 1 tuần giao dịch tại phiên ngày 27/07 và ngày 01/08. Trong trường hợp tần suất phiên bán thanh khoản lớn xuất hiện dày đặc hơn (từ 4 phiên trở lên), NĐT cần lưu ý hạ tỷ trọng khi rủi ro thị trường bước vào nhịp điều chỉnh gia tăng.
Trước đó, trong quá khứ đã nhiều thời điểm thị trường ghi nhận KLGD trong phiên đạt trên 1,2 tỷ cổ phiếu, song xác suất ~80% chỉ số sau đó hình thành trạng thái tích lũy (đi ngang hoặc điều chỉnh) trong vòng 1 tháng tiếp theo. Vì vậy, NĐT cần tập trung theo dõi thị trường trong thời điểm hiện tại, lấy mốc 1.200 điểm là điểm quản trị tỷ trọng danh mục.
Thị trường cần có "nhịp nghỉ ngơi" trước khi bước vào đà tăng mới
Tuy vậy, sau bức tranh KQKD Q2 không mấy sáng sủa, đà tăng của thị trường phần lớn dựa trên kỳ vọng, đẩy định giá vào vùng “quá mua”. Do đó, DSC cho rằng cơ hội đầu tư dựa trên định giá “rẻ” đã thu hẹp.
Đội ngũ phân tích duy trì đánh giá sự phục hồi của vĩ mô và tăng trưởng của doanh nghiệp chưa rõ ràng trong Q3. Do đó, thị trường cần bước vào “nhịp nghỉ ngơi” trước khi bước sang chu kỳ tìm kiếm cơ hội đầu tư tăng trưởng mới. Từ đó, DSC khuyến nghị chiến lược giao dịch phòng thủ, không dùng đòn bẩy lớn, và cần chọn lọc kỹ càng khi đầu tư nhóm midcap. Hai kịch bản được DSC đưa ra cho thị trường trong tháng 8:
Kịch bản 1 là đà hưng phấn tiếp diễn, mục tiêu 1.270 điểm. Tại kịch bản này, dòng tiền mua lên sau khi hình thành nền giao dịch tích lũy ngắn. Trên phương diện kỹ thuật, đường trung bình động MA10 vẫn đang ghi nhận lực cầu mua lên đáng tin cậy. Điểm tựa cho nhịp phục hồi tiếp diễn có thể đến từ lãi suất điều hành Mỹ kỳ vọng đã đạt đỉnh và có thể giảm từ Q4/2023.
Bên cạnh đó, kỳ vọng vào đà dẫn dắt từ nhóm vốn hóa lớn (Ngân hàng, Bất động sản, Chứng khoán) - nhóm cổ phiếu ghi nhận dòng tiền lớn trong những phiên gần đây. Trong bối cảnh Nhà nước tiếp tục chính sách hỗ trợ nền kinh tế, dự báo hạ lãi suất điều hành lần 5, dòng tiền tập trung tại nhóm có độ tương quan cao với biến động lãi suất là hoàn toàn có cơ sở.
Kịch bản 2 là điều chỉnh – tìm điểm cân bằng mới. Thị trường đã hình thành 2 phiên phân phối lớn. Trong ngắn hạn, mẫu nến “quả tạ” tại ngày 01/08 vẫn đang đè nặng, kìm hãm tâm lý hưng phấn trong những phiên gần đây. Ngưỡng 1.200 điểm trong trường hợp bị vi phạm sẽ kịch hoạt áp lực bán đuổi ở phía sau.
Trong kịch bản điều chỉnh này, sau khi chỉ số xác nhận mở xu hướng giảm (thủng hỗ trợ tâm lý 1.200 điểm, hỗ trợ động MA10), VN-Index sẽ cần tìm kiếm những điểm cân bằng mới. Hai ngưỡng hỗ trợ sau đó là 1.170 điểm (yếu do nền giao dịch ngắn) và 1.130 điểm (vùng cản mạnh nửa đầu năm 2023).
Nhịp sống thị trường