MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hành động vận động viên nào cũng làm khi giành huy chương tại Olympic, và đây là lý do đằng sau

30-07-2021 - 21:02 PM | Sống

Câu trả lời nằm ở một sự ám ảnh về hành động mang tính biểu tượng, nhưng không phải của các vận động viên.

Gần như ở kỳ Thế vận hội Olympic nào cũng vậy, sẽ xuất hiện hình ảnh vận động viên (VĐV) vô địch đứng trên bục cao nhất, 1 tay giơ cao ăn mừng, tay còn lại... đưa tấm huy chương vàng vừa vất vả giành được vào miệng và cắn nhẹ một cái.

Olympic Tokyo 2020 cũng chẳng ngoại lệ, khi có rất nhiều nhà vô địch đã làm như vậy. Thậm chí ban tổ chức Olympic Tokyo hôm 25/7 đã đưa ra một bản nhắc nhở các vận động viên rằng huy chương của họ chắc chắn... không phải thứ ăn được.

Hành động vận động viên nào cũng làm khi giành huy chương tại Olympic, và đây là lý do đằng sau - Ảnh 1.

Thông báo của ban tổ chức Olympic Tokyo 2020

"Chúng tôi chỉ muốn xác nhận chính thức là các huy chương tại Olympic Tokyo 2020 không phải thứ ăn được," - trích trong bản thông báo của ban tổ chức. "Huy chương của chúng tôi được làm bằng các vật liệu tái chế từ thiết bị điện tử do công chúng Nhật Bản quyên tặng. Vậy nên các bạn không nhất thiết phải cắn thử đâu, dù chúng tôi nghĩ các bạn vẫn làm vậy thôi."

Nhưng nhìn thế nào đi nữa, việc cắn huy chương vẫn thực sự phổ biến. Tại sao các vận động viên lại phải làm như vậy?

David Wallechinsky - chuyên gia thuộc Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội các nhà Sử học Olympic Quốc tế đã từng lý giải điều này với CNN vào năm 2012, bằng một câu trả lời đi thẳng vào vấn đề.

Hành động vận động viên nào cũng làm khi giành huy chương tại Olympic, và đây là lý do đằng sau - Ảnh 2.
Hành động vận động viên nào cũng làm khi giành huy chương tại Olympic, và đây là lý do đằng sau - Ảnh 3.

Gần như tất cả những ai giành được huy chương tại Olympic đều có hành động như vậy

"Mọi chuyện nằm ở sự ám ảnh của các tay chụp hình," - Wallechinsky cho biết. "Tôi nghĩ rằng họ xem hành động ấy là một biểu tượng, và những tấm hình như vậy chắc chắn sẽ bán được. Tôi không nghĩ đó là thứ tự thân các vận động viên thực sự muốn làm vậy."

Trên thực tế, việc cắn huy chương cũng không dừng lại chỉ ở các kỳ Olympic. Như tay vợt ngôi sao người Tây Ban Nha Rafael Nadal từng có một hình ảnh cực kỳ nổi tiếng, khi anh cắn thử chiếc cup vô địch giải Pháp Mở rộng. Và nhìn chung do truyền thông, một hành động khi đã được xem là biểu tượng sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn.

Hành động vận động viên nào cũng làm khi giành huy chương tại Olympic, và đây là lý do đằng sau - Ảnh 4.

Hành trình cất giữ huy chương

Những nhà vô địch tại Olympic từng tìm khá nhiều cách để gìn giữ tấm huy chương họ vất vả giành được. Như Tom Daley từng giành chiến thắng trong môn thi bơi nghệ thuật đã tự khâu một chiếc túi để giữ huy chương khi anh còn ở Tokyo. Theo Daley, anh làm như vậy là để "ngăn nó bị trầy xước".

Năm 2008, thành viên đội bóng đá nữ của Mỹ Christie Rampone cho biết vì quá sợ mất mà toàn bộ các huy chương của cô được giấu ở... dưới đống xoong chảo trong nhà, vì cho rằng đó là nơi mọi người ít để ý đến nhất.

Còn nhà vô địch Michael Phelps - kình ngư chuyên phá kỷ lục tại các kỳ Olympic thì nghĩ ra vài phương pháp khá sáng tạo. Chẳng hạn trong buổi phỏng vấn năm 2012, Phelps tiết lộ rằng anh để 8 tấm huy chương vàng có được tại Olympic Bắc Kinh 2008 trong một chiếc cốp trang điểm, gói lại bằng áo phông màu xám. Dần dần khi có quá nhiều huy chương (28 chiếc), Phelps phải tìm ra một phương pháp mới để cất giữ chúng (nhưng không chịu tiết lộ).

Tuy nhiên, có những vận động viên lại không muốn giữ huy chương bằng mọi giá, mà tìm cách tận dụng chúng.

Như siêu sao quyền Anh Wladimir Klitschko từng tiết lộ rằng anh đã bán tấm huy chương giành được vào năm 1996 để đổi lấy 1 triệu đô, nhằm đóng góp vào một quỹ từ thiện tại quê nhà Ukraine. Kình ngư người Mỹ Anthony Ervin cũng bán tấm huy chương vàng năm 2000 trên eBay để đóng góp cho những người sống sót sau thảm họa sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004.

Theo J.D

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên