Hành trình 10 năm từ cô công nhân nghèo lột xác thành kỹ sư Google: Số phận không công bằng, nhưng mỗi người đều có cơ hội thay đổi nó bằng sự NỖ LỰC!
Trong 10 năm, từ một cô công nhân dây chuyền trở thành một trong các kĩ sư của Google, Tôn Linh đã phải đánh đổi rất nhiều thứ, phải nỗ lực 10 phần, từng chút từng chút để thực hiện giấc mơ của mình. Là bạn, liệu bạn có can đảm để làm việc này không?
- 21-03-2022Chuyện “thâm cung bí sử” nhà Sơn Kim: “Nữ cường nhân” 70 tuổi vẫn đam mê chơi Facebook, không có chức vụ cụ thể nhưng nói gì 5 Chủ tịch/Giám đốc kiêm con cái phải nghe theo răm rắp
- 20-03-2022Cùng 1 đồng tiền nằm dưới đất nhưng có người bước qua, người thì nhặt lấy: Hóa ra may rủi không phải trời ban, mà nằm ở lòng người
- 20-03-2022Lời khuyên của Mark Zuckerberg dành cho những người trẻ tuổi: Hãy tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ hơn là ‘vào mục tiêu’
Câu chuyện về hành trình từ cô công nhân nghèo đến kỹ sư Goolge giống như cuốn Tự truyện nhiều cung bậc cảm xúc, nhất định sẽ khiến cho mỗi người có thêm nhiều động lực hơn trong cuộc sống mỗi ngày.
Cô gái nghèo quyết tâm đi học để đổi đời nhưng không thành
Tôn Linh là cô gái sinh ra trong trong một gia đình nông thôn Trung Quốc điển hình, cha mẹ là nông dân Trung Quốc truyền thống. Từ khi còn nhỏ cô đã rất vất vả, chăn trâu, cho lợn ăn, đi cấy… việc gì cũng phải làm. Cha cô cho rằng con gái không cần học hành gì, ở nhà làm việc nhà còn có ích hơn.
Trong kỳ thi tuyển sinh trung học, Tôn Linh đã được nhận vào ba trường trung học hàng đầu của quận. Nhưng do cha không đồng ý, lại thêm công việc đồng áng bận rộn, cô đã bị lỡ mất cơ hội nhập học. Cô không bỏ cuộc. Sau nhiều lần được thuyết phục, cha cô cũng miễn cưỡng đồng ý cho cô tiếp tục đi học.
Lúc này, chỉ còn lại một trường tư thục còn đang chiêu sinh, tuy nhiên điều kiện học tập ở đây tương đối lạc hậu và chất lượng giảng dạy cũng kém. Cứ như vậy, cô lên cấp 3. Kết thúc kỳ thi tuyển sinh đại học, thành tích của cô thấp hơn điểm chuẩn của tỉnh Hồ nam. Lúc biết điểm, Tôn Linh đã biết con đường học tập của mình thực sự kết thúc rồi.
Ảnh minh họa
Năm 2009, Tôn Linh, 19 tuổi, đã cùng bạn bè đến Thẩm Quyến bắt đầu kiếp sống làm thuê. Được anh trai giới thiệu vào làm tại một nhà máy, cô đã trở thành một trong hàng nghìn công nhân của dây chuyền lắp ráp. Công việc của cô tuy rất đơn giản nhưng lại vô cùng nhàm chán.
Ở đây, tiền lương được tính theo khối lượng công việc, làm càng nhiều thì tiền lương thưởng càng cao. Tiền lương tháng đầu tiên của Tôn Linh là 800 tệ, sau này tay nghề được nâng cao, lương có thể lên tới 1000 tệ mỗi tháng. Vào thời điểm đó, con số này không phải là quá thấp, nhưng cũng không nhiều để cô tiêu xài hoang phí.
Ép mình bước ra khỏi vùng an toàn, thay đổi cuộc sống
Trong một lần đang đi dạo trên đường phố Thẩm Quyến, nhìn thấy những nhân viên văn phòng tươi cười trên phố, cô khi ấy mới nhận ra đây mới chính là cuộc sống mà cô vẫn luôn ao ước đó giờ. Và ngay giây phút ấy, cô quyết định sẽ thay đổi, làm mới bản thân để sống tốt hơn, thoát ly khỏi khoảng trời nhỏ bé này.
Thay đổi có khó khăn không? Quả thật thay đổi thế giới rất khó, nhưng để thay đổi bản thân thì lại không khó như vậy, chỉ cần bạn có đủ dũng cảm và sự kiên trì mà thôi.
Năm 2010, Tôn Linh lấy hết can đảm và rời khỏi nhà máy. Cô dùng số tiền mà cô dành dụm được khi còn làm công nhân đăng kí vào một cơ sở đào tạo và theo học lập trình phần mềm. Ban ngày cô đi học, tối lại đi làm thêm kiếm tiền thuê nhà và học phí.
Khoảng thời gian đó cuộc sống của cô thật sự rất khó khăn, cô không có tiền đi mua sắm, cũng không có thời gian kết thêm bạn bè, ăn uống cũng qua loa, sơ sài. Nhưng với cô, đây lại là một cuộc sống rất đỗi ngọt ngào và hạnh phúc. Cô lúc này giống như một miếng bọt biển, đang không ngừng hấp thu kiến thức, để làm giàu cho bản thân và khiến bản thân mạnh mẽ hơn.
Ảnh minh họa
Sau một năm học tập vất vả, cuối cùng cô cũng chính thức bước chân vào ngành công nghệ thông tin, với mức lương thực tập là 3000 tệ (chính thức là 4000 tệ), từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều và được nghỉ 2 ngày cuối tuần.
Công việc dần ổn định, cuộc sống cũng bắt đầu đơn giản hơn, ngày ngày đi làm, rảnh rỗi thì chơi thể thao, đọc sách. Tuy nhiên, Tôn Linh vẫn chưa hài lòng với bản thân mình.
Tháng 4/2012, cô đăng ký học thêm tiếng Anh ở một trung tâm và sau một khoảng thời gian nỗ lực học tập dưới sự giúp đỡ tận tình của giáo viên, tiếng anh của cô đã được cải thiện rất nhiều.
Sau đó, cô cảm thấy chỉ với bằng cấp 3 của mình thì rất khó để tìm được việc làm tốt trong tương lai, vì vậy cô đã đăng kí học từ xa tại Đại học Giao thông Tây An. Vừa học trung tâm lại vừa học đại học nên kinh phí của cô dần bị eo hẹp. Và cô quyết định đổi một công việc khác.
Với một năm kinh nghiệm, cô dễ dàng tìm được một công việc với mức lương gấp đôi từ 3000 đến 6000 tệ. Cuộc sống của cô cũng dần phong phú hơn, đi làm, học tiếng anh, học đại học, chơi thể thao, đọc sách..
Sau khi nhận bằng tốt nghiệp đại học, Tôn Linh đã đăng ký tự kiểm tra việc thăng hạng đại học của Đại học Thâm Quyến. Cô đến Đại học Thâm Quyến để tham gia các lớp học vào cuối tuần, và cô phải mất một năm rưỡi để lấy bằng đại học và chứng chỉ tốt nghiệp tự học từ Đại học Thâm Quyến.
Ảnh minh họa
Tháng 7/2016, Tôn Linh thấy chương trình yêu cầu đi thực tập có lương tại Mỹ, lúc đó cô tuy rất muốn tham gia nhưng vì kinh phí không đủ nên chuyện này bị gác lại. Vào năm 2017, với mong muốn mãnh liệt được nhìn thấy một thế giới khác, cô nhớ lại tin tuyển dụng mà cô đã xem năm ngoái.
Đây là chương trình thạc sĩ khoa học máy tính tại một trường học của Mỹ với thời gian học 9 tháng và thực tập 1 năm, yêu cầu phải có kinh nghiệm lập trình, bằng cử nhân, khả năng giao tiếp tiếng Anh thông thường và phải nộp học phí một năm.
Ban đầu, cô khá do dự không biết có nên đi hay không, nhưng với một lòng muốn bay tới khoảng trời mới, cô đã ghi danh đi học. Sau khi đặt ra mục tiêu, cô đề ra kế hoạch: tiết kiệm 100.000 nhân dân tệ tiền học phí và đạt 5.5 điểm IELTS.
Vào ngày 8 tháng 9 năm 2017, Sun Ling nhận được thông báo cô sẽ đi học vào ngày 27 tháng 10 từ bên Mỹ.
Một lần nữa được đi học, cô cảm nhận được cảm giác mà mình đánh mất từ lâu. Khi rảnh rỗi, cô bắt đầu ép bản thân bước ra khỏi vùng an toàn của mình, thử thách bản thân làm những điều mới lạ, làm mới bản thân.
Rất nhanh sau đó, cô đã kết thúc việc học và bắt đầu tìm một công việc bên Mỹ. Vào tháng 10, cô nhận được lời đề nghị từ EPAM Systems, đến làm việc trong tòa nhà văn phòng của Google với mức lương hàng năm chưa tính thuế có thể lên tới 120.000 đô la Mỹ (tương đương khoảng 820.000 nhân dân tệ ).
Trong 10 năm, cô gái trên dây chuyền đã hoàn thành một cuộc biến hình, và điều đó cũng đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng số phận cũng không công bằng, nhưng ai cũng có cơ hội để thay đổi nó.
Trong 10 năm, cô gái đi làm công nhân dây chuyền năm ấy đã hoàn toàn lột xác, trở thành một nhân viên văn phòng mà cô mong ước từ lâu. Điều này đã chứng minh cho ta rằng, số phận của chúng ta vốn không công bằng nhưng mỗi người chúng ta đều có cơ hội để thay đổi nó, khiến nó rực rỡ hơn bao giờ hết.