MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hành trình chuyển đổi số - xây dựng thành phố thông minh cho doanh nghiệp

25-12-2020 - 19:30 PM | Doanh nghiệp

Hành trình chuyển đổi số - xây dựng thành phố thông minh cho doanh nghiệp

Với sự ra đời và phát triển đột phá của những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, dữ liệu lớn, blockchain,… cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang dẫn dắt chúng ta bước vào một hành trình mới, hành trình chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh cho doanh nghiệp

Theo Nghị Quyết số 749/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", tầm nhìn đến năm 2030 - Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.

Trên cơ sở đó, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (VINASME) phối hợp cùng Viện Khoa học Quản trị Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SISME) và Kim Nam Group tổ chức Hội thảo "Hành trình chuyển đổi số - Xây dựng thành phố thông minh cho doanh nghiệp" nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số thành công.

Hội thảo đã diễn ra hai phiên: Tại phiên 1 doanh nghiệp trải nghiệm thực tế các giải pháp công nghệ: Giải pháp E-Office Văn phòng điện tử, Hoạt động đào tạo nội bộ, Giải pháp Quản trị vận hành doanh nghiệp, Giải pháp xây dựng Thương mại điện tử, Giải pháp tự động hoá Sale - Marketing - Chăm sóc khách hàng.

Hành trình chuyển đổi số - xây dựng thành phố thông minh cho doanh nghiệp - Ảnh 1.

Các diễn giả tại Hội thảo "Hành trình chuyển đổi số - Xây dựng thành phố thông minh cho doanh nghiệp".

Đặc biệt, trong phiên 2, chủ đề "Số hoá hoạt động doanh nghiệp để nâng cao năng suất" cũng đã được trao đổi thảo luận rất sôi nổi. Đây chính là sân chơi kết nối trực tiếp giữa doanh nghiệp và các đơn vị quản lý nhà nước, doanh nghiệp đã chuyển đổi số thành công, và các chuyên gia chuyển đổi số. Một số các vấn đề được thảo luận trong Talkshow:

Ông Nguyễn Việt Cường cho rằng: Việc áp dụng giải pháp E-Learning giúp doanh nghiệp dễ dàng số hoá các hoạt động đào tạo nội bộ, không phải tổ chức đào tạo nội bộ nhiều lần, từ đó có thể tối ưu chi phí. Nhân sự mới vào có thể truy cập vào hệ thống, xem lại toàn bộ các bài học, và thực hiện bài đánh giá kiểm tra. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể xây dựng chương trình đào tạo và đánh giá theo khung năng lực đã có.

Về vấn đề áp dụng các nền tảng số, hiện nay một doanh nghiệp sử dụng rất nhiều nền tảng một lúc, doanh nghiệp nên làm như thế nào? Với câu hỏi này, Ông Hoàng Mạnh Tân - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Sơn Hà chia sẻ, việc dùng nhiều nền tảng khác nhau để trao đổi công việc gây ra tình trạng dữ liệu trao đổi bị trôi và không lưu trữ tập trung. Ông cũng nhấn mạnh, việc số hoá doanh nghiệp đích đến cuối cùng là toàn bộ dữ liệu được lưu trữ tập trung và kết nối được với nhau và chủ doanh nghiệp có thể nắm được toàn bộ hoạt động của công ty ở bất cứ đâu. Và doanh nghiệp chỉ nên sử dụng giải pháp do một đơn vị cung cấp, thay vì nhiều nhà cung cấp một lúc. Đồng thời, ông chủ áp dụng công nghệ vào doanh nghiệp cũng không nên nóng ruột, nên từ từ, đi từng bước một.

Cũng về vấn đề này, ông Nguyễn Kim Hùng - Phó Viện trưởng Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa cho hay, trong quá trình chuyển đổi số, đội ngũ nhân sự lâu năm và lớn tuổi thường khá "ì" và ít chịu thay đổi thói quen làm việc mới. Để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp nên chọn ra những nhân sự lõi, đặc biệt là đội ngũ nhân sự trẻ, có khát vọng thử nghiệm những giải pháp mới, hãy lấy đó làm nhân tố lan toả và nên có những cơ chế khích lệ những phòng ban, đội nhóm, nhân sự tiên phong. Và đặc biệt, cần chú trọng khâu truyền thông nội bộ để toàn bộ doanh nghiệp đều nắm được. Doanh nghiệp cũng nên xác định tư tưởng, việc số hoá hoạt động doanh nghiệp không thể ngay và luôn, mà có thể mất 2-3 năm để có thể thành công.

Ông Nguyễn Trường Hiệp - Giám đốc tư vấn Chuyển đổi số Tập đoàn FPT cho rằng: có những doanh nghiệp rơi vào "Bẫy chuyển đổi số thành công", doanh nghiệp chuyển đổi số thành công thường ngủ quên trên chiến thắng, có thể kể đến một vài câu chuyện thất bại của Kodak hay Nokia. Trên thực tế, 4.0 hay 5.0 không phải là câu chuyện, vấn đề là ở khả năng thích ứng của doanh nghiệp và việc áp dụng công nghệ phải giải quyết được bài toán nào của khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp hãy luôn cải tiến, thích ứng với biến động của nền kinh tế.

Cũng tại chương trình, VINASME cùng SISME ra mắt Cổng thông tin chuyển đổi số smespeed.vn - Nơi doanh nghiệp có thể cập nhập đầy đủ thông tin và các giải pháp chuyển đổi số phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên