MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hành trình của Wushu: Từ môn võ tổng hợp tinh hoa các võ phái cổ truyền nổi tiếng Thiếu Lâm, Nga Mi đã trở thành "mỏ vàng" của thể thao Việt Nam

01-12-2019 - 23:59 PM | Sống

So với những môn võ thuật trên thế giới thì Wushu được xem là một trong những môn võ phổ biến nhất và có bề dày lịch sử lâu đời nhất. Mặc dù Wushu xuất xứ từ Trung Quốc nhưng không thể phủ nhận rằng môn võ này đã mang về nhiều vinh quang cho nước ta khi tham dự đại hội thể thao toàn cầu.

Nhiều người không biết rằng, trên thực tế, Wushu không chỉ là một môn võ tự vệ mà còn đóng vai trò không thể thiếu trong nền văn hóa. Theo thời gian, Wushu đã ngày càng tích lũy và tạo ra ngày càng nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt hơn hết, đó chính là kiến thức về con người và thế giới nội tâm của những người luyện Wushu.

Hành trình của Wushu: Từ môn võ tổng hợp tinh hoa các võ phái cổ truyền nổi tiếng Thiếu Lâm, Nga Mi đã trở thành mỏ vàng của thể thao Việt Nam - Ảnh 1.

Wushu được biết đến như một hình thức võ thuật Trung Quốc hiện đại, pha trộn các yếu tố biểu diễn và ứng dụng võ thuật. Những bài tập Wushu là các bài quyền được tổng hợp từ nhiều môn phái nổi tiếng như Vịnh Xuân Quyền, Võ Đang, Thiếu Lâm, Nga Mi, Không Động, Thái Cực Quyền,...

Tại các võ đường Trung Quốc, Wushu được xem như một môn võ với tính chất thể thao và đối với võ thuật Trung Hoa, Wushu chính là đại diện cho sự tinh hoa võ thuật khiến ai cũng phải ngưỡng mộ.

Vì sao nói Wushu là đại diện cho sự tinh hoa? 

Trên thực tế, Wushu là một phần không thể thiếu trong lịch sử văn hóa Trung Quốc. Đây là bộ môn được bồi đắp, bao phủ và liên kết chặt chẽ với đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo và hàng trăm hệ thống triết học khác của Trung Quốc. Đối với nhiều người, Wushu không đơn giản là phương pháp tự vệ, rèn luyện thể chất, mà còn thể hiện đạo đức, triết lý sống được biểu hiện qua từng đường động tác của Wushu.

Những người theo học Wushu cho rằng, triết lý sống được truyền đạt qua Wushu đã giúp họ trở nên mạnh mẽ và hoàn thiện hơn. Giáo viên có phẩm chất tốt có thể tạo ra những học sinh giỏi, vì vậy khi một người tôn trọng Wushu, người ta sẽ học được kỹ năng tuyệt vời. Hay thậm chí, một số người khẳng định rằng: "Bằng cách đọc một bài viết của một người, người ta có thể nói lên suy nghĩ của tác giả, bằng cách quan sát màn trình diễn của một võ sĩ, người ta sẽ biết tiêu chuẩn đạo đức của họ".

Hành trình của Wushu: Từ môn võ tổng hợp tinh hoa các võ phái cổ truyền nổi tiếng Thiếu Lâm, Nga Mi đã trở thành mỏ vàng của thể thao Việt Nam - Ảnh 2.

Wushu có bề dày lịch sử lâu đời, được xem là tinh hoa của võ thuật Trung Quốc.

Wushu được biết đến ngày nay với tư cách là một môn võ thuật hiện đại do Trung Quốc thành lập từ những năm 1950. Tuy nhiên, theo bề dày của lịch sử, Wushu đã tồn tại từ lâu đời qua hàng nghìn năm.

Từ thời nhà Thương, Wushu đã được hệ thống hóa và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn hóa nước này. Đến thời Xuân Thu - Chiến Quốc, người tập luyện Wushu bắt đầu được tuyên dương, những cuộc tranh tài thường xuyên diễn ra và trở thành nội dung thi đấu trong quân đội.

Đến thời nhà Tần, Hán, Wushu được cải tiến nhiều hơn. Từ việc phát triển văn hóa, Wushu dần trở thành bộ môn vận động thể chất được ưa chuộng. Đến khi kỹ thuật quân sự phát triển, Wushu dần thay đổi. Đặc biệt lúc thuốc súng xuất hiện vào thời nhà Tống thì Wushu đã bị xem nhẹ hơn rất nhiều.

Hành trình của Wushu: Từ môn võ tổng hợp tinh hoa các võ phái cổ truyền nổi tiếng Thiếu Lâm, Nga Mi đã trở thành mỏ vàng của thể thao Việt Nam - Ảnh 3.

Những bài tập Wushu là các bài quyền được tổng hợp từ nhiều môn phái nổi tiếng như Vịnh Xuân Quyền, Võ Đang, Thiếu Lâm, Thái Cực Quyền,...

Thời bấy giờ, nhiều người không cam lòng với vị trí của Wushu nên họ đã đấu tranh và cố gắng làm mọi thứ để bảo tồn phát huy tinh hoa vốn có của bộ môn này. Nhờ vậy mà, Wushu ngày càng phổ biến, được luyện tập khắp nơi từ chùa chiền đến, rừng núi đến các khu phố ở các đô thị Trung Hoa.

Năm 1911, khi bác sĩ Tôn Dật Tiên khởi sự cuộc cách mạng lật đổ chính thể nhà Thanh và bắt đầu cổ vũ Wushu như một phương pháp tập luyện thể dục . Đến năm 1928, Wushu chính thức được công nhận là một môn quốc võ tổng hợp tiêu biểu nhất, đại diện cho toàn thể võ thuật Trung Hoa.

Wushu được chia thành hai thể loại là Wushu Sanshou (Võ thuật tán thủ), thiên về sức mạnh đòn đánh, tổ hợp đòn chiến và Wushu Taolu (Võ thuật biểu diễn), thiên về quyền pháp tay hoặc không có binh khí, chủ yếu tập trung về độ mềm dẻo của cơ thể.

Hành trình của Wushu: Từ môn võ tổng hợp tinh hoa các võ phái cổ truyền nổi tiếng Thiếu Lâm, Nga Mi đã trở thành mỏ vàng của thể thao Việt Nam - Ảnh 4.

Wushu Taolu.

Nói về Wushu Taolu, nhiều người ưu ái dành cho thể loại này tên gọi “môn thể thao của những hồng nhan". Bởi lẽ, dù là người chuyên môn hay kẻ ngoại đạo thì chỉ cần nhìn thôi cũng phải mê đắm trước vẻ đẹp của bộ môn này. Taolu chủ yếu tập trung vào các động tác như đá, đứng tấn, giữ thăng bằng, đẩy, nhảy quét, nhào lộn. Sự uyển chuyển của các vận động viên kết hợp với ánh đèn và âm thanh nơi thi đấu sẽ tạo ra một không gian đậm chất nghệ thuật như vừa tận mắt xem một tiết mục múa.

Hành trình của Wushu: Từ môn võ tổng hợp tinh hoa các võ phái cổ truyền nổi tiếng Thiếu Lâm, Nga Mi đã trở thành mỏ vàng của thể thao Việt Nam - Ảnh 5.

Wushu Sanshou.

Đối với Wushu Sanshou, thì đây là bộ môn có khả năng sát thương lớn không kém gì Muay Thái hoặc kick-boxing, kèm theo những cú đánh ngã, cú đá ở tốc độ nhanh và lực mạnh. Vì vậy, ngoài trừ thi đấu đỉnh cao, còn lại ở các giải cấp độ thấp hơn, các vận động viên phải mặc trang phục bảo hộ và phải thi đấu trên thảm sàn có độ nảy để tránh chấn thương, tai nạn. Ngoài ra, Wushu Sanshou cũng có những quy định như không được đánh vào gáy, các khớp của đối thủ hoặc dùng cùi chỏ, đầu gối hoặc dùng đầu để đánh.

Với sự phát triển của công nghệ và vũ khí hiện đại, khái niệm Wushu không còn là một kỹ năng quân sự mà thay vào đó tầm quan trọng của Wushu là sự điều hòa trong cơ thể, là bộ môn để rèn luyện thể chất và rèn luyện tính cách. Vì những yếu tố này mà Wushu được đưa vào các khóa đào tạo trong cơ quan an ninh và nhiều trường học. Tại Trung Quốc, nhiều trường học đã chấp nhận Wushu như một phần của chương trình giáo dục thể chất.

Wushu đã mang về vinh quang cho Việt Nam

Tại Việt Nam, “đẹp và độc" là hai tính từ người ta ưu ái dành cho môn Wushu. Từ năm 1989, ông Hoàng Vĩnh Giang đã tiếp thu tài liệu giáo khoa về Wushu từ Nga gồm 7 bài ghi trong băng video và mang về phổ biến trong nước. Đến đầu năm 1990, Hoàng Vĩnh Giang thành lập ban nghiên cứu Wushu gồm một vài nhân vật tâm huyết ở miền Bắc.

Trong năm 1990, đội tuyển Wushu Việt Nam gồm 5 vận động viên lần đầu ra quân trong kỳ ASIAD 11 tổ chức ở Bắc Kinh. Dù lúc đó thua trận, nhưng cố võ sư Đỗ Hóa huấn luyện viên đội tuyển quốc gia và khẳng định Đài phát thanh Bắc Kinh rằng: “Chúng tôi sẽ tiến sát Wushu Trung Quốc và chỉ 4 năm nữa, các võ sĩ tán thủ Việt Nam sẽ ngang ngửa với các võ sĩ hàng đầu thế giới". 

Hành trình của Wushu: Từ môn võ tổng hợp tinh hoa các võ phái cổ truyền nổi tiếng Thiếu Lâm, Nga Mi đã trở thành mỏ vàng của thể thao Việt Nam - Ảnh 6.

Vận động viên Thúy Hiền được mệnh danh là "Nữ hoàng Wushu" khi trở thành vận động viên đầu tiên giành HCV tại Giải vô địch Thế giới tổ chức ở Malaysia vào năm 1993.

Đến tháng 6/1992, Sở Thể dục Thể thao Hà Nội bắt đầu mời chuyên gia Wushu Trung Quốc sang tập huấn về môn Wushu cho các vận động viên Việt Nam. Sau kỳ huấn luyện này, các võ sĩ Wushu Việt Nam đã tung hoành Thượng Hải và cả ở Thiếu Lâm Tự, mang về 23 huy chương bạc và đồng.

Từ năm 1993 đến nay, bắt đầu những thế hệ vàng các tuyển thủ Wushu Việt Nam liên tục đạt huy chương tại các kỳ thi đấu quốc tế. Mặc dù Wushu có xuất thân từ Trung Quốc nhưng không thể phủ nhận rằng Wushu đã mang về nhiều vinh quang cho nước ta khi tham dự đại hội thể thao toàn cầu.

(Nguồn: Baidu, Zhihu)

Theo Jia You

Helino

Trở lên trên