Hành vi "giết chết" mọi mối quan hệ, đáng tiếc là phần lớn chúng ta đều mắc phải, đặc biệt là trong hôn nhân
Chỉ trích không làm cho cuộc hôn nhân của bạn tốt đẹp hơn.
- 01-10-2019Mỗi năm đều làm việc này, nữ hiệu trưởng Đại học Havard đã dạy con trở thành người hiểu biết và có vốn ngoại ngữ cực đỉnh
- 30-09-2019Ông bụt ở Sài Gòn tặng hơn 100 tỷ cho trẻ mồ côi: "Nếu đã gọi mấy đứa nhỏ là con thì tiền bạc đừng để trong đầu"
- 30-09-2019Cậu bé mồ côi vào cửa hàng xin giày miễn phí để thi chạy và câu hỏi khiến người lớn cũng phải vỡ lẽ: Tự tay tạo ra mới là giá trị đáng trân trọng nhất
Sự chỉ trích thường xuyên có thể làm đổ vỡ nền tảng của bất cứ mối quan hệ nào, đó là sự thật đã được kiểm chứng. Thực tế, việc trách móc gây nguy hại đến các mối quan hệ. Nhà nghiên cứu John Gottman nhận định nó là một trong những nhân tố dẫn đến việc li dị, và cũng sẽ là mối đe dọa cho các cặp đôi yêu nhau.
Mặc dù vậy, không ai có thể từ bỏ và chấp nhận những tính cách hoặc hành vi gây sự khó chịu từ đối phương mà không cằn nhằn, nhắc nhở. Vậy là bạn có thể nói đi nói lại, nhắc nhở hết thứ này thứ khác. Nhưng cách bạn chọn để giao tiếp, nói chuyện mới là thứ quyết định tất yếu.
Zach Brittle - nhà trị liệu và dẫn chương trình "Radio trị liệu hôn nhân" - chia sẻ: "Chì chiết là khi lời phàn nàn được thể hiện như khuyết điểm nghiêm trọng". Ví dụ, một người vợ hay kêu: "Tại sao anh toàn để lại bát đĩa bẩn trong bồn thế? Đừng có lười nhác như thế nữa", thay vì nói: "Bát đĩa trong bồn nhiều quá anh ơi, giúp em rửa nó trước bữa tối nhé".
Theo Kyle Benson - chuyên gia quản lí mối quan hệ, mọi người thường chỉ trích nhau như một phương thức bảo vệ bản thân. Tấn công hay đổ lỗi cho đối phương sẽ ít tổn thương hơn việc cho họ biết chúng ta đang cần giúp đỡ.
Benson viết trên blog của anh: "Việc nói đối phương là người gây ra vấn đề dễ dàng hơn nhiều bỏ tấm khiên tự trọng xuống, và nói: ‘Tôi đang cần giúp đỡ’".
Các nhà trị liệu đã giải thích vì sao chỉ trích lẫn nhau lại có ảnh hưởng xấu như vậy và cách giao tiếp lành mạnh, hiệu quả hơn.
Sự khác biệt giữa chỉ trích và phàn nàn
Nếu muốn biết mình đang góp ý có thiện chí hay đang lên giọng với đối phương, hãy chú ý cách dùng ngôn ngữ. Câu chỉ trích thường có dạng "Bạn lúc nào cũng…" hay "Bạn không bao giờ...".
Kurt Smith - nhà trị liệu nói rằng: "Lời nhắc nhở tốt nhất nên về hành vi chứ không về con người. Hãy nói với đối phương điều chúng ta nghĩ và cảm nhận, đừng cáu kỉnh với họ".
Nếu bạn đang nói những câu khẳng định hoàn toàn, dùng những lời lẽ khó nghe hay phê phán tính cách đối phương. Đó là sự chỉ trích.
Smith chia sẻ: "Khi lời nói của ta mang những từ thô lỗ, hạ thấp nhân phẩm, nó sẽ giết chết những thông tin mà ta muốn gửi gắm, khiến sự phản hồi của ta trở nên vô dụng. Sự phàn nàn sẽ bị ngó lơ vì cách thức lời nói ta truyền tải".
Chỉ trích hủy hoại mối quan hệ như thế nào?
Những lời phê phán, trách móc xuất hiện vào giây phút nóng nảy, căng thẳng, tức giận, khó có thể bỏ thói quen này. Biết được tác động của nó lên người khác và những mối quan hệ, sẽ khiến bạn điều chỉnh hành vi của mình.
Làm mất lòng tự tôn đối phương
Đối với người thường xuyên phải nghe những lời chỉ trích, đánh giá, những lời này tác động rất mạnh tới họ. Những lời chê bai lặp đi lặp lại làm mất sự tự tin, và cuối cùng chính họ sẽ hoài nghi về khả năng bản thân.
Smith cho biết: "Nó làm ta nghi ngờ giá trị, năng lực bản thân. Tệ hơn nếu những lời chỉ trích đó đến từ người đáng lẽ ủng hộ mình, chúng ta bắt đầu tin rằng, vì họ luôn bên cạnh giám sát, nên những gì họ nói là đúng".
Đổ vỡ lòng tin tưởng
Steven Stosny - nhà tâm lí học chia sẻ: "Sự phê bình gay gắt giống như sự phản bội. Nó vi phạm lời hứa vô hình trong mối quan hệ gắn kết, rằng bạn sẽ yêu thương, quan tâm và không làm tổn thương đối phương".
Phá vỡ sự gắn bó
Sau một thời gian, những lời chê trách sẽ tạo nên khoảng cách tình cảm giữa bạn và đối phương. Cảm giác thân thiện, ấm áp lúc đầu sẽ biến mất, thay thế bằng sự bất mãn và cục cằn.
Smith nói: "Phần lớn chúng ta không dễ dàng chấp nhận những lời chê trách. Dễ hiểu bởi nó làm ta thấy khó chịu, khiến ta cảm thấy mình không còn được yêu quý nữa".
Khiến bạn có vẻ thượng đẳng hơn khi hạ thấp đối phương
Stosny cho rằng: "Sự chỉ trích làm mất giá trị đối phương, ngầm chỉ người nói thông minh, có uy quyền hơn".
Không tạo sự thay đổi tình hình
Thay vì giúp thay đổi hành vi, tính cách đối phương, sự phê phán kích hoạt khả năng tự vệ của họ. khi cảm thấy bị tấn công, họ không thật sự lắng nghe những gì bạn nói.
Là một dạng bắt nạt
Một người kiểm soát cảm xúc đối phương sẽ dùng chiến thuật này để kiểm soát mối quan hệ. Hạ thấp đối phương để họ ở thế bề trên.
Nhưng không phải ai hay phê bình cũng là người lạm dụng kiểm soát cảm xúc. Nếu bạn gọi người khác là lười biếng vì họ xem tivi thay vì làm việc đã hứa, thì đó chỉ là nỗ lực sai để nhờ giúp đỡ, không phải cố tình hạ thấp đối phương. Chúng ta đôi khi quá bực tức và nóng nảy, nên khó kiềm chế những lời chỉ trích.
Tuy nhiên, nếu thường xuyên mắng mỏ, bực dọc mọi thứ như: bạn bè, cách ăn mặc,... của đối phương, đó có thể là một dấu hiệu lạm dụng cảm xúc.
Cách giao tiếp
Theo các nhà trị liệu, đây là các cách giúp bạn thể hiện cảm xúc và truyền tải thông tin tốt hơn.
Tập trung vào thứ bạn muốn ở đối phương, không phải cái không thích
Như câu nói: "Bạn sẽ bắt được ruồi nhiều hơn với mật, không phải giấm". Hãy thể hiện sự tôn trọng khi đưa ra lời đề nghị. Thay vì buộc lỗi đối phương vì sự bất cẩn của họ. Stosny muốn bạn hãy ngồi xuống và nói chuyện bình tĩnh.
Lời mở đầu nhẹ nhàng
Mở đầu vấn đề muốn đề cập bằng cụm câu: "Tôi cảm thấy…về…., và tôi cần…".
Brittle cho biết: "Hãy chân thành chia sẻ cảm xúc thật của bản thân thay vì nói: ‘Tôi khá là…’ hay ‘Tôi cũng cảm thấy như bạn’, chúng không giúp được gì nhiều".
Thử cách nói: "Tôi mong rằng…"
Thay vì nói: "Anh chả được việc gì cả, anh không bao giờ đón lúc trẻ khi tan học", hãy thử nói: "Em mong anh sẽ đỡ em một phần công việc bằng cách đón lúc trẻ khi chúng tan học".
Brittle viết trên blog của mình: "Lời phàn nàn là một cách thể hiện mong muốn, chúng là một dạng tiêu cực nói lên điều ta thực sự cần. Vậy tại sao không thử nói lên mong muốn theo một cách tích cực?".
Lời khuyên cho đôi bên
- Nếu là người chỉ trích, chê trách: những người này hay phê phán đối phương, nhưng họ cũng tự làm thế với chính mình. Bạn có thể không nhận sự cay nghiệt, cục cằn với đối phương có lẽ vì đã quá quen với cách nói như vậy với bản thân.
Stosny nói: "Bạn có hay nói kiểu như: ‘Thằng ngốc này, mày lại làm sai nữa rồi’ mỗi khi mắc sai lầm không?".
Nghe quen thuộc chứ? Nếu vậy, hãy thử bài tập này: viết những lời chê trách bạn hay nói, thu âm chúng vào điện thoại và phát nghe lại. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi nghe chính mình nói từ góc độ khác.
Stosny nói thêm: "Và cuối cùng, hãy nhớ cách bạn đưa ra lời đề nghị với những người bạn tôn trọng, và làm điều đó với người ngang bằng thậm chí thấp hơn bạn".
- Nếu là người bị khiển trách, khá dễ hiểu bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi những từ ngữ khó nghe đó. Không cần tỏ ra ổn, hãy cứ làm gì bạn muốn.
Stosny nói: "Không cần tỏ ra tốt bụng hay từ bỏ bản chất của mình bằng việc tự trách móc bản thân. Hãy nhớ việc đối phương nặng lời là vì họ thiếu kĩ năng kiểm soát bản thân".
Sau khi bị trách cứ, hít một hơi sâu, và tìm ra điều họ thực sự muốn nói. Dù việc này thực sự không dễ trong lúc đôi bên đang căng thẳng.
Brittle cho biết: "Nếu có thể kiềm chế sự phản kháng, đáp trả. Hãy hỏi đối phương điều họ thực sự muốn. Biết điều đó càng sớm, càng giúp mỗi quan hệ không bị đổ vỡ".