Hậu Brexit: "Khả năng rớt sâu của TTCK là không cao"
Cùng quan điểm trên với Ts. Huỳnh Thế Du, Ts. Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch LienVietPostBank, cho rằng xét về lâu dài, sẽ không có ảnh hưởng lớn. Nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam nên chờ bắt đáy, không nên vội vàng đầu tư khi nước rút tức thời.
- 26-06-2016[Câu chuyện cuối tuần] Nhật ký ngày chứng khoán Việt Nam "trực" Brexit
- 24-06-2016[Update] Chứng khoán Việt Nam mất 26.000 tỷ vì Brexit
- 24-06-2016Tiền ầm ầm chảy vào chứng khoán đặt cược vào Brexit
Ngày 24/6, kết quả cuộc trưng cầu dân ý của nước Anh đã gây ra cú shock tới các nhà đầu tư và tạo ra cơn rung lắc mạnh đến với gần như toàn bộ các thị trường tài chính và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Trước các cú sốc lớn, phản ứng tức thời của thị trường tài chính, chứng khoán thường là thái quá. Tuy nhiên, chia sẻ tại Tọa đàm BizTALK do BizLIVE tổ chức với chủ đề “Thiên nga đen” Brexit và ứng xử của Việt Nam chiều ngày 28/6/2016, TS. Huỳnh Thế Du nhận định khả năng rớt sâu của thị trường chứng khoán Việt Nam là không cao.
Theo ông Du, khi một biến cố xảy ra thì thị trường đã hiệu chỉnh ngay lúc đó, còn chiến lược thời gian tới thì tùy đối tượng nhà đầu tư. Nếu là nhà đầu tư ngắn hạn và tập trung vào chênh lệch giá thì sẽ quyết định mua bán khác với các nhà đầu tư dài hạn.
Giá cổ phiếu có thể nhảy cóc, lên xuống do thông tin, do thị trường biến động nhưng sau biến động thị trường sẽ trở lại bình thường. Khả năng rớt sâu của thị trường chứng khoán Việt Nam là không cao.
Còn theo ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch LienVietPostBank, Brexit sẽ ảnh hưởng đến thị trường tài chính, chứng khoán và cả dòng vốn chảy vào Việt Nam. Đây là lẽ thường tình và trước mắt chắc chắn sẽ xảy ra. Tuy nhiên, xét về lâu dài, sẽ không có ảnh hưởng lớn. Nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam nên chờ bắt đáy, không nên vội vàng đầu tư khi nước rút tức thời.
Điểm lại tác động của Brexit đến TTCK Việt Nam trong các phiên vừa qua, bà Nguyễn Mai Phương, Giám đốc Chuyên môn Phân tích VNDirect chỉ ra rằng thị trường ngay trong phiên sáng 24/6 giảm điểm mạnh, tuy nhiên ngay trong phiên sau đó, thị trường có sự hồi phục ấn tượng. Hai phiên trở lại đây thị trường khá vững vàng.
Nhìn nhận lại tác động Anh rời EU, trước hết, đối với nền kinh tế, quan hệ thương mại của Anh với Việt Nam là không lớn, tỷ trọng xuất nhập khẩu chỉ chiếm 3 – 4% trong tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, dòng vốn FDI từ Anh cũng không cao nên ở tầm vĩ mô chưa nhìn thấy ảnh hưởng rõ ràng với Việt Nam khi Anh rời EU.
Bà Mai Phương cho rằng đối với các doanh nghiệp niêm yết giao dịch trên sàn chứng khoán, hoạt động của doanh nghiệp nội hầu như không bị ảnh hưởng, doanh nghiệp vay ngoại tệ (yen Nhật, USD) có ảnh hưởng đôi chút, ngay trong phiên đầu tiên thì có một chút e dè về giá, nhưng đó chỉ là biến động ngắn hạn. Một số vay euro cũng có một số biến động nhưng không rõ rệt.
Nhóm xuất khẩu lớn sang EU chủ yếu là dệt may và thủy sản. Tuy nhiên tỷ trọng xuất khẩu của họ sang thị trường Nhật, Mỹ, Á lớn hơn so với EU nên chưa bị ảnh hưởng. Đến hôm nay theo thống kê thị trường khá vững vàng, có vẻ cân bằng, chưa có sự tác động mang tính lan tỏa với thị trường từ khi Brexit diễn ra.
Một số báo chí quốc tế như Bloomberg cho rằng Việt Nam bị ảnh hưởng lớn từ Brexit, nhưng ông Nguyễn Đức Hùng Linh, giám đốc phân tích khối khách hàng cá nhân CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng ảnh hưởng kinh tế trực tiếp của Brexit đối với kinh tế Việt Nam là không đáng kể. Về thương mại, xuất khẩu của Việt Nam sang Anh chiếm 2,3% GDP, chỉ cao đứng sau Campuchia.
Lịch sử xuất khẩu sang Anh của Việt Nam cho thấy có quan hệ đối nghịch. Khi tăng trưởng Anh ở mức cao thì tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang EU lại ở mức thấp, và ngược lại. Do đó, không có sự tương quan lớn giữa tăng trưởng GDP của Anh và Việt Nam không lớn.
Mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Anh là điện thoại. Hiện nay nước ta đang là cứ điểm sản xuất của Samsung, LG. Một số mặt hàng khác là thuỷ sản, giày dép. Đây là những mặt hàng bình thường, không phải xa xỉ phẩm nên sẽ không chịu ảnh hưởng của kinh tế Anh.
Người đồng hành