MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hầu hết những đứa trẻ có chỉ số IQ cao đều mắc phải 5 điều "KỲ QUẶC", cha mẹ đừng nôn nóng mà triệt tiêu tài năng của con mình

28-01-2022 - 07:26 AM | Sống

Đôi khi chúng ta tự hỏi, chỉ số thông minh của con mình là bao nhiêu, cao hay thấp? IQ sẽ biểu hiện ở khía cạnh nào? Đừng lo lắng, hãy cùng nhau tìm câu trả lời.

Từ trong lòng mình, cha mẹ chắc hẳn không chỉ hy vọng rằng đứa trẻ có thể lớn lên một cách khỏe mạnh, an toàn mà còn mong muốn con có chỉ số IQ cao để có một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai.

Dù trí thông minh (IQ) của trẻ chủ yếu là di truyền, nhưng khi nuôi dạy trẻ, nếu bố mẹ có thể tìm hiểu một số kiến thức liên quan đến chỉ số IQ và chủ động trau dồi cho con, chúng ta vẫn có thể cải thiện chỉ số IQ của trẻ ở một mức độ nhất định.

1. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chỉ số IQ?

Chỉ số IQ không tĩnh, mà dao động trong các tình huống khác nhau. Trong cuộc sống hàng ngày, những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ?

● Ngủ

Bạn đã bao giờ trải nghiệm việc đọc thuộc lòng các bài Văn hay giải bài vào buổi chiều hay trong trạng thái buồn ngủ, cảm thấy đầu óc rối bời và không thể hoàn thành nhiệm vụ chưa?

Nhưng nếu bạn đi ngủ một lúc và giữ cho đầu óc tỉnh táo, suy nghĩ của bạn sẽ trở nên rất rõ ràng. Chỉ cần đọc một hoặc hai lần, bạn có thể ghi nhớ nó, hoặc có thể suy nghĩ sâu sắc về những vấn đề khó khăn và tìm ra giải pháp từ các góc độ khác nhau.

Đó là giá trị giấc ngủ.

Một giấc ngủ ngon giúp não bộ được nghỉ ngơi đầy đủ, lúc này khả năng tư duy, quan sát, phán đoán cũng tương đối mạnh mẽ. Nếu não bộ rơi vào trạng thái kiệt quệ thì khả năng này đương nhiên sẽ bị ảnh hưởng, trí thông minh cũng giảm đi một chút so với bình thường.

● Cảm xúc

Nếu một người tức giận và mất lý trí, chỉ số IQ của họ lúc này có thể ở trạng thái thấp. Những quyết định đưa ra thường không sáng suốt cho lắm. Ngược lại khi cảm xúc của một người ở trạng thái bình lặng, lúc này, những phân tích vấn đề thường toàn diện và khách quan hơn, các quyết định cũng rất lý trí.

Vì vậy, chúng ta cần kiểm soát cảm xúc của mình thường xuyên hơn. Thường xuyên la hét và nổi cáu có thể khiến chỉ số IQ của chúng ta ở mức thấp. Hãy suy nghĩ tích cực nhiều hơn, trí thông minh sẽ ở mức cao.

Hầu hết những đứa trẻ có chỉ số IQ cao đều mắc phải 5 điều KỲ QUẶC, cha mẹ đừng nôn nóng mà triệt tiêu tài năng của con mình - Ảnh 1.


● Mức độ tự tin

Có một câu nói trong tâm lý học: Không phải bạn là ai mới quyết định một người, mà là bạn nghĩ bạn là ai. Câu này cho thấy sự tự tin của một người quan trọng như thế nào. Tiềm năng của mỗi người là không giới hạn, nhưng có thể phát huy được bao nhiêu còn tùy thuộc vào mức độ tự tin vào bản thân.

Trước khó khăn, bạn có tin vào bản thân, quan sát, suy nghĩ, phán đoán nhiều mặt hay không tin vào bản thân và thu mình lại, chần chừ. Kết quả thu được là khác nhau. Mẫu người đầu tiên sẽ liên tục trau dồi khả năng và cải thiện trí thông minh của họ, trong khi người thứ hai ngày càng trì trệ.

2. Những "điều kỳ quặc" mà những đứa trẻ có chỉ số IQ cao sẽ thể hiện

Biết được các thành phần và yếu tố ảnh hưởng của trí thông minh, chúng ta sẽ dễ dàng hơn rất nhiều trong việc phân biệt các biểu hiện của chỉ số IQ của trẻ. Ví dụ, nếu trẻ có những dấu hiệu dưới đây thì rất có thể trẻ đang phát triển theo hướng IQ cao.

1. Logic rõ ràng

Khi một đứa trẻ diễn đạt một điều, nếu nó rõ ràng về mặt logic, chúng sẽ phân loại nguyên nhân và kết quả của vấn đề một cách rõ ràng. Điều này cho thấy não trái - nơi phụ trách logic và tư duy của trẻ phát triển tốt.

2. Thông thạo ngôn ngữ

Não phải điều khiển ngôn ngữ. Ngôn ngữ cũng là một dạng của trí thông minh. Một đứa trẻ có thể nói tốt thường có vốn từ vựng lớn và một kho kiến thức lớn. Hơn nữa, một đứa trẻ nói năng gọn gàng cũng có óc quan sát mạnh mẽ, tư duy chủ động.

Khi trẻ nói chuyện một mình, người lớn sẽ cho rằng các bé có hành động kỳ quặc. Nhưng trong thực tế, đó có thể là một dấu hiệu của kỹ năng tư duy, trí nhớ tốt và khả năng nhận thức cao hơn.

3. Cảm giác mạnh mẽ về không gian

Trẻ phát triển cảm giác về không gian khi được 7-8 tháng tuổi. Cách diễn đạt thông thường là ném đồ, lớn lên một chút là nhảy cao, nhảy xa... Không gian phát triển của trẻ, thực chất là phát triển các kỹ năng tư duy. Trẻ em có cảm giác tốt về không gian có xu hướng học Toán tốt.

Tiến sĩ Hillary Hettinger Steiner và Tiến sĩ Martha Carr của trường đại học Kennesaw, Mỹ chia sẻ rằng nhu cầu kích thích tinh thần và thể chất là một dấu hiệu của trí thông minh. Vì vậy, nếu con bạn nhanh chán và khó có thể ngồi yên một chỗ, rất có thể chúng có năng khiếu bẩm sinh.

4. Phối hợp các chuyển động của cơ thể

Trẻ có phối hợp tay chân và cử động cơ thể linh hoạt chứng tỏ não bộ của trẻ đang phát triển tốt. Bởi vì khi trẻ ở giai đoạn sơ sinh, trẻ phát triển từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, sau đó phát triển đồng bộ về nhiều mặt. Nếu chân tay của trẻ phối hợp được đồng nghĩa với việc não có thể huy động tất cả các giác quan cùng lúc, đồng thời từng giác quan có thể hợp tác với não để hoạt động .

5. Thích khám phá, giàu trí tưởng tượng

Ý tưởng của trẻ em rất đa dạng, điều này cho thấy trí tưởng tượng của trẻ rất phong phú. Hơn nữa, trẻ thích khám phá, khả năng tư duy của trẻ nhìn chung cũng mạnh hơn. Đây là tất cả các dấu hiệu của trí thông minh cao hơn.

3. Làm thế nào để nuôi dạy trẻ IQ cao?

Trẻ em có chỉ số thông minh cao chắc chắn làm cha mẹ hạnh phúc. Tuy nhiên chúng ta cũng nên cẩn thận để không phá hủy tài năng của trẻ, mà phải tạo một môi trường tốt và sử dụng đúng phương pháp để không ngừng nâng cao trí thông minh của trẻ.

● Tạo môi trường tốt: Môi trường này bao gồm cả môi trường ngủ và môi trường ăn.

Giấc ngủ không chỉ để não được nghỉ ngơi đầy đủ mà giấc ngủ nửa đầu của đêm chủ yếu là giấc ngủ sâu. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến trí nhớ của trẻ. Đi ngủ sớm và dậy sớm  thực sự rất tốt cho não bộ. Một chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh là cơ sở để phát triển trí não. Bộ não cũng giống như chúng ta, chỉ cần ăn ngủ tốt thì mới có thể phát triển tốt được.

Bảo vệ trí tưởng tượng và sự sáng tạo của trẻ

Những đứa trẻ thích khám phá nhìn chung thường "khó chiều" hơn. Chúng sẽ không ngồi đó yên lặng và ngoan ngoãn mà có thể thích phá phách, giở trò. Nuôi con như vậy không chỉ mệt mà còn đau đầu. Nhưng thực chất, thích khám phá là quá trình trẻ không ngừng suy nghĩ, suy luận và phán đoán. Bằng cách khoan dung hơn, chúng ta đang bảo vệ sự sáng tạo của con.

Ngoài ra, trẻ con thường có một số ý tưởng "kỳ lạ", khi trẻ nói ra, chúng ta không nên cười trẻ hoặc buộc tội trẻ. Thay vào đó, hãy bảo vệ những ý tưởng độc đáo và khuyến khích trí tưởng tượng của con.

Tập trung vào giáo dục EQ

Các bậc cha mẹ hỏi: "Trí tuệ cảm xúc hay chỉ số IQ cái nào quan trọng hơn?". Thực tế, trí tuệ cảm xúc và chỉ số IQ không tồn tại độc lập, chúng sẽ ảnh hưởng lẫn nhau.

Trí tuệ cảm xúc là khả năng kiểm soát cảm xúc của một người. Nếu một người luôn mất kiểm soát về mặt cảm xúc thì chỉ số thông minh cao sẽ bị giảm đi rất nhiều. Và nếu một người có thể kiểm soát tốt cảm xúc của mình, anh ta thường có thể đưa ra những lựa chọn hợp lý khi đối mặt với vấn đề.

Chỉ số thông minh của trẻ sẽ không duy trì ở mức tĩnh mà sẽ tiếp tục thay đổi theo độ tuổi. Nếu chúng ta muốn nuôi dạy một đứa trẻ có chỉ số IQ cao, chúng ta phải giúp hình thành một môi trường tốt và tăng nguồn dự trữ kiến thức trên đường đời của nó. Bằng cách này, trí thông minh của trẻ sẽ không ngừng được cải thiện, và trẻ sẽ có thể phát triển thành một em bé có chỉ số IQ cao.

Theo Hiểu Đan

Nhịp sống Việt

Trở lên trên