Hậu quả đáng sợ khi trẻ thích ngoáy mũi: Đâu mới là cách xử lý đúng?
Trẻ ngoáy mũi nhiều có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng sọ, cha mẹ cần chú ý.
- 03-02-20246 thói quen dẫn đến ung thư mà bạn nên từ bỏ
- 02-02-20243 thói quen tập thể dục lợi đâu không thấy, chỉ thấy chóng già, hại sức khỏe
- 01-02-2024Một thói quen trong khi nấu nướng có thể khiến cả nhà hấp thụ thêm nhiều "chất béo xấu"
Vào mùa lạnh, do khí hậu hanh khô nên gỉ mũi sẽ nhiều hơn, khô và ngứa, hầu hết mọi người sẽ ngoáy mũi một cách vô thức. Đặc biệt là trẻ em, nếu không biết mức độ nguy hiểm của hành động này sẽ càng càng nghiện ngoáy mũi.
Tại sao gỉ mũi ở trẻ lại nhiều hơn vào mùa lạnh?
Có một số lý do chính gây ra tình trạng này:
- Khoang mũi của trẻ tương đối nhỏ, đường mũi hẹp, niêm mạc mũi nhiều mạch máu và hạch bạch huyết. Vì thế, khi trẻ bị kích thích bởi thế giới bên ngoài, niêm mạc mũi sẽ bị sung huyết và sưng tấy, dẫn tới lượng nước mũi chảy ra nhiều hơn.
Trẻ nhỏ khó tự tống nước mũi ra ngoài, khi chất nhầy càng tích tụ trong mũi sẽ tạo thành gỉ mũi, gây bí tắc lỗ mũi.
- Môi trường sống, nhiệt độ môi trường nóng và khô, không khí chứa nhiều bụi bẩn có thể khiến mũi của trẻ luôn bị khô.
- Khi trẻ bị cảm sốt, nước mũi tiết ra nhiều nên gỉ mũi vón cục trong khoang mũi.
Ngoáy mũi gây nguy hiểm gì cho trẻ?
Khi có dị vật trong mũi, hầu hết mọi người sẽ có thói quen dùng tay ngoáy, nhất là khi gỉ mũi khô và nhiều. Ngoài ra, trong khoang mũi còn có nhiều sợi thần kinh nên khi ngoáy mũi có cảm giác rất "khoái", khiến người ta càng ngày càng nghiện.
Ngoáy mũi một lúc sẽ rất dễ chịu nhưng nếu ngoáy quá nhiều sẽ gây nguy hiểm.
Tại Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc có một cậu bé 8 tuổi bị nhiễm trùng nội sọ do ngoáy mũi. Cậu bé bị sốt cao, nhức đầu, nôn mửa và các triệu chứng khác, cuối cùng được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh viêm màng não do nhiễm khuẩn.
Trước hết, ngoáy mũi thường xuyên có thể dễ dàng làm tổn thương niêm mạc mũi. Điều này có thể khiến lông mũi bị rụng hoặc nang lông bị viêm, làm giảm khả năng phòng vệ của khoang mũi. Bằng cách này, bụi và vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào khoang mũi, gây nhiễm trùng, viêm nhiễm.
Thứ hai, ngoáy mũi thường xuyên có thể dễ dàng làm tổn thương các mao mạch ở mũi, gây chảy máu. Đặc biệt khi thời tiết hanh khô, niêm mạc mũi trở nên mỏng manh, giống như tờ giấy, nếu không cẩn thận sẽ vỡ và chảy máu.
Ngoài ra, ngoáy mũi thường xuyên có thể gây viêm xoang, viêm tai giữa và viêm họng. Vì mũi, tai và họng đều thông nhau nên việc ngoáy mũi có thể mang vi khuẩn đến những nơi này và gây bệnh.
Điều quan trọng là mũi nằm trong vùng tam giác nguy hiểm trên khuôn mặt, các mạch máu ở khu vực này nối trực tiếp với các mạch máu trong não. Nếu khu vực này bị nhiễm trùng, nó có thể gây nhiễm trùng nội sọ rất nghiêm trọng.
Vì vậy, để khoang mũi luôn được khỏe mạnh, cha mẹ nên tránh để trẻ ngoáy mũi quá nhiều.
Làm thế nào để làm sạch mũi cho con?
Khi trẻ khó chịu ở mũi, gỉ mũi nhiều, cha mẹ có thể xử lý theo cách dưới đây:
Đầu tiên, bạn có thể dùng thuốc xịt mũi hoặc dung dịch nước muối sinh lý dành cho trẻ em để rửa mũi. Nếu không có, bạn cũng có thể dùng nước đun sôi để nguội. Dùng ống nhỏ vài giọt vào lỗ mũi của trẻ, khoảng 3 - 5 giọt, đợi hơn 30 giây để gỉ mũi tự mềm ra. Nếu chất nhầy đặc, bạn có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút ra hoặc nhét bông gòn vào mũi cho dính rồi từ từ kéo ra.
Tiếp theo, bạn có thể sử dụng dầu ô liu làm mềm tăm bông (chỉ sử dụng loại tăm bông chuyên dụng cho trẻ em). Sau khi gỉ mũi đã mềm, bạn nhẹ nhàng đưa tăm bông vào mũi rồi xoay tròn để kéo gỉ mũi ra. Điều này không chỉ khiến dịch nhầy trong mũi chảy ra ngoài mà còn kích thích trẻ hắt hơi và tống ra nhiều dịch nhầy trong mũi hơn.
Tắm nước nóng cũng là cách khiến cho gỉ mũi mềm và dễ lấy ra hơn. Tuy nhiên, chỉ tắm cho bé trong vòng 10 phút.
Nếu trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ xì mũi, cẩn thận không kéo quá mạnh 2 bên mũi. Điều này sẽ khiến chất nhầy chảy vào tai, tạo điều kiện cho mầm bệnh sinh sôi và dẫn đến viêm tai giữa. Đặc biệt người bệnh viêm mũi nên cẩn thận.
Cách xì mũi đúng là ấn nhẹ một lỗ mũi trong khi xì nhẹ lỗ mũi kia. Điều này vừa an toàn vừa vệ sinh cho trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho trẻ uống đủ nước, duy trì độ ẩm, tránh để mũi của trẻ bị quá khô, tránh tránh tiếp xúc với ô nhiễm, các chất gây kích ứng, chú ý tới chế độ dinh dưỡng để việc tiết dịch mũi diễn ra bình thường.
Cuối cùng, cha mẹ hãy lưu ý rằng bản thân lông mũi đã có khả năng tự làm sạch nhất định, không nên vệ sinh mũi cho trẻ quá mức, nếu không sẽ ảnh hưởng không tốt đến khoang mũi và sức khỏe của trẻ.
Phụ nữ số