MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hãy "gắn chặt" với 7 thói quen được khoa học chứng minh này nếu bạn muốn sống khỏe mạnh dù ở bất kỳ độ tuổi nào: Hóa ra "suối nguồn thanh xuân" luôn tồn tại trong chính mỗi người

20-04-2019 - 14:37 PM | Sống

Ai cũng muốn sống khỏe, sống lâu nhưng lại phó mặc bản thân cho số phận. Không tự chăm sóc chính mình thì không ai có thể cứu được bạn.

Đối với nhiều người, sống lành mạnh có nghĩa là ăn nhiều rau quả và... không gì nữa. Những thời gian trôi qua, nguy cơ mắc các loại bệnh tật lại tăng lên và bạn cần để ý đến nhiều thứ hơn nếu muốn có sức khỏe tốt.

Tin tốt là có rất nhiều thứ vừa giúp bạn sống vui vẻ vừa có thể giúp bạn duy trì sức khỏe tốt. Và đây là 7 thói quen đáng giá mà khoa học đã chứng minh bạn nên duy trì hàng ngày để đảm bảo một sức khỏe tốt.

1. Vận động thường xuyên

Hoạt động tích cực không chỉ giúp chúng ta ngăn ngừa nguy cơ mắc các căn bệnh mãn tính. Khi chúng ta già đi, một cơ thể được vận động thường xuyên cũng ít có nguy cơ bị chấn thương nghiêm trọng.

"Sức khỏe, sự cân bằng và các bài tập linh hoạt là chìa khóa để ngăn ngừa việc bị ngã - 1 trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe và tuổi thọ của chúng ta khi ở độ tuổi sau 50", theo bác sĩ Scott Kaiser, bác sĩ gia đình, bác sĩ lão khoa tại Trung tâm Y tê Providence, California, Mỹ.

Tập thể dục thường xuyên cũng rất hữu ích để tăng cường trí não. Theo một nghiên cứu, chững người thường xuyên luyện tập (3 buổi mỗi tuần, mỗi buổi 45 phút) có sức khỏe tương đương với một người trẻ hơn họ 9 tuổi. Vì vậy, đừng bao giờ quên việc luyện tập, vận động thường xuyên.

2. Ưu tiên nạp protein cho cơ thể

Hãy gắn chặt với 7 thói quen được khoa học chứng minh này nếu bạn muốn sống khỏe mạnh dù ở bất kỳ độ tuổi nào: Hóa ra suối nguồn thanh xuân luôn tồn tại trong chính mỗi người - Ảnh 1.

Khi cơ thể lão hóa, mất cơ bắp là điều bình thường. Nhưng nghiên cứu cho thấy, nếu nạp đủ protein cho cơ thể, bạn vẫn có thể duy trì được lượng cơ bắp đã đạt được, thậm chí có thể tạo được nhiều cơ bắp hơn nếu kết hợp luyện tập hợp lý,

Vậy bạn nên nạp bao nhiêu protein mỗi ngày? Những nghiên cứu mới đây cho thấy, một người trên 65 tuổi cần 1,2 gram protein/1 kg cân nặng để hỗ trợ sức khỏe cơ bắp.

Hãy chắc chắn bạn bổ sung các nguồn protein lành mạnh từ cá, thịt nạc, đậu... cho cơ thể mỗi ngày. Các thực phẩm như sữa chua Hy Lạp, trái cây, rau củ và thức uống dinh dưỡng chứa protein sẽ thúc đẩy cơ thể hấp thu được dinh dưỡng tốt hơn.

3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Đừng chỉ tới gặp bác sĩ khi bạn ốm. Việc thăm khám định kỳ giúp bạn phát hiện ra những vấn đề sức khỏe hoặc nguy cơ mắc các bệnh theo tuổi tác kịp thời như bệnh huyết áp cao, tiểu đường... Điều này giúp bạn dự phòng và ngăn ngừa các các bệnh mãn tính hiệu quả.

4. Gặp gỡ bạn bè

Hãy gắn chặt với 7 thói quen được khoa học chứng minh này nếu bạn muốn sống khỏe mạnh dù ở bất kỳ độ tuổi nào: Hóa ra suối nguồn thanh xuân luôn tồn tại trong chính mỗi người - Ảnh 2.

"Đầu tư vào các mối quan hệ có ý nghĩa là một trong những điều quan trọng nhất mà bạn nên làm để cải thiện sức khỏe, chất lượng cuộc sống", theo bác sĩ Kaiser.

Lý do là, sự liên hệ tích cực với cuộc sống có liên quan chặt chẽ tới việc giảm interleukin-6 - một yếu tố gây viêm liên quan đến các bệnh mãn tính như Alzheimer, bệnh tim, loãng xương, viêm khớp và một số bệnh ung thư. Những mối quan hệ gắn bó, thân thiết cũng là liều thuốc tinh thần giúp bạn vui sống và sống có ý nghĩa hơn.

5. Ngủ đủ giấc

Theo một cuộc khảo sát về sức khỏe người cao tuổi của Đại học Michigan, một nửa số người hơn 50 tuổi cho biết họ thường xuyên khó ngủ. Những người thiếu ngủ vào ban đêm thường cảm thấy chán nản, khó ghi nhớ thông tin và thiếu tập trung vào ban ngày.

Các chuyên gia khuyến cáo, những người lớn tuổi cũng cần ngủ đủ 7 - 8 giờ mỗi đêm như thời trẻ. Nếu bạn không thể ngủ ngon vào ban đêm trong thời gian dài, hãy gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn cụ thể về các vấn đề bạn gặp phải và đưa ra những giải pháp hữu hiệu để cải thiện giấc ngủ.

6. Dành thời gian để giảm căng thẳng

Hãy gắn chặt với 7 thói quen được khoa học chứng minh này nếu bạn muốn sống khỏe mạnh dù ở bất kỳ độ tuổi nào: Hóa ra suối nguồn thanh xuân luôn tồn tại trong chính mỗi người - Ảnh 3.

Không kiểm soát được tâm trạng và sự căng thẳng thường xuyên sẽ làm tăng tốc độ lão hóa và khiến bạn dễ bị mắc bệnh hơn, theo nghiên cứu của Frontiers in Human. Thực thế, các phát hiện khoa học cho thấy, căng thẳng mãn tính liên quan đến rất nhiều căn bệnh nghiêm trọng.

Theo một nghiên cứu về Thần kinh học, các hormone căng thẳng như cortisol cũng tác động tiêu cực đến trí nhớ và góp phần vào sự co rút tế bào não. Đặc biệt là vào những năm cuối của tuổi 40.

Hãy tìm cách để thư giãn đầu óc, cho dù là chỉ trong 1 - 2 phút. Ngay cả khi công việc thúc ép, hãy dành ra 1 chút thời gian để trí não vào cơ thể bạn có thể được nghỉ ngơi và phục hồi.

Nếu bạn có nhiều thời gian, hãy thử tập yoga hoặc thiền. Trong một nghiên cứu đối với người ở tuổi trung niên, tập yoga 90 phút/ lần, 5 lần/tuần có thể giảm đáng kể các yếu tố gây viêm, hormone căng thẳng và làm chậm tốc độ lão hóa của cơ thể.

7. Sống vui vẻ, lạc quan mỗi ngày

Hãy gắn chặt với 7 thói quen được khoa học chứng minh này nếu bạn muốn sống khỏe mạnh dù ở bất kỳ độ tuổi nào: Hóa ra suối nguồn thanh xuân luôn tồn tại trong chính mỗi người - Ảnh 4.

Có lẽ không ai muốn già đi mỗi ngày. Nhưng thay vì chịu khuất phục trước những bất tiện của tuổi già, hãy nghĩ về những điều tích cực ở độ tuổi này.

Nghiên cứu của Đại học Yale cho thấy, những người lớn tuổi coi lão hóa là một điều tốt có thể sống lâu hơn 8 năm và ít nguy cơ mắc bệnh Alzheimer hơn so với những người nhìn nhận lão hóa một cách tiêu cực. Bác sĩ Kaiser cũng khẳng định, việc nhìn nhận mọi việc tích cực, sống lạc quan có tác động nhất định đến sức khỏe và việc kéo dài tuổi thọ của bạn.

Hóa ra, suối nguồn thanh xuân luôn tồn tại trong chính mỗi chúng ta.

Minh An

Pre

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên