MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hãy ngưng nói những lời này với người trầm cảm vì chúng sẽ đẩy họ trượt sâu vào ngõ cụt cuộc đời

20-12-2017 - 08:28 AM | Sống

Ai cũng biết chứng trầm cảm có tác hại lớn thế nào đến sức khỏe con người, khiến họ trở nên suy nhược cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy vậy, không hẳn lúc nào trầm cảm cũng bắt nguồn từ một biến cố lớn từ bên ngoài. Chỉ cần một lời nói “vô tâm” từ người khác thôi cũng đủ gây ra hậu quả nghiêm trọng rồi.

Thử tưởng tượng bạn là một cô gái mới 27 tuổi, đang theo đuổi giấc mơ nghề nghiệp tương lại tại thành phố Los Angeles (Mỹ) hào hoa và hiện đại. Công việc kinh doanh cá nhân đạt được nhiều bước tiến đột phá, khiến bạn cảm thấy thoải mái và quyết định lựa chọn từ bỏ công việc bàn giấy nhàm chán hiện tại để theo đuổi niềm đam mê của bản thân. Hàng ngày, bạn luôn dành thời gian viết nhật ký, tập thể dục đều đặn cũng như nâng cao kỹ năng cho bản thân. Người ngoài trông vào thì sẽ thấy, đó ắt hẳn là một cuộc sống thật lý tưởng và không hề có chỗ cho chứng trầm cảm.


Không hẳn lúc nào trầm cảm cũng bắt nguồn từ một biến cố lớn từ bên ngoài.

Không hẳn lúc nào trầm cảm cũng bắt nguồn từ một biến cố lớn từ bên ngoài.

Ấy vậy mà giờ đây bạn thấy mình nằm lạc lõng giữa căn phòng, đầu óc trống rỗng và bản thân tự cảm thấy không có động lực phấn đấu, không có hứng thú để làm bất cứ việc gì cũng như không thấy cuộc đời còn đáng sống nữa. Từ một người có nhiệt huyết và ý chí phấn đấu, bạn trở nên bi quan về cuộc sống. Cảm giác nếu có thể tự kết liễu cuộc đời mình thì điều đó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến lối suy nghĩ tiêu cực ấy?

Điều tồi tệ nhất không phải là bản thân chứng trầm cảm, mà chính là việc người khác cho rằng nó là căn bệnh đáng sợ

Mỗi khi bạn cảm thấy mệt mỏi và suy sụp về tinh thần, bạn sẽ muốn tìm đến ai đó để giãi bày nỗi khổ tâm của mình, nhưng sự thật không có ai thực sự đồng cảm cùng với bạn. Mọi người thường thốt ra những câu đại loại như: "Cuộc sống của cậu hoàn hảo vậy còn gì nữa. Cậu phải trân trọng nó mới phải." Hoặc một cách nói khác cũng không kém phần "vô cảm" hơn: "Đừng bao giờ tỏ ra yếu đuối như thế. Mạnh mẽ lên, ngoài kia còn có nhiều người không bằng cậu cơ mà".


Điều tồi tệ nhất không phải là bản thân chứng trầm cảm mà chính là việc người khác cho rằng, nó là căn bệnh đáng sợ.

Điều tồi tệ nhất không phải là bản thân chứng trầm cảm mà chính là việc người khác cho rằng, nó là căn bệnh đáng sợ.

Nhiều người trong số chúng ta cũng đã từng có những suy nghĩ hệt như vừa rồi, đặc biệt là khi cuộc sống được chu cấp đủ đầy và không thiếu thốn bất cứ thứ gì. Chính hiện thực đó khiến chúng ta không cho phép bản thân mình được yếu đuối và điều này vô tình biến những cảm xúc tiêu cực trở thành một thứ gì đó đáng xấu hổ.

Tuy nhiên, dù có cảm thấy vô vọng hay lạc lối đến đâu đi nữa, bạn cũng nên học cách biết ơn chính bản thân mình vì những trải nghiệm đó làm bạn trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn. Nó sẽ giúp bạn nuôi dưỡng thái độ sống lành mạnh, niềm cảm thông với mọi người xung quanh cũng như giúp bạn học cách tận hưởng cảm giác yên bình từ sâu thẳm bên trong.

Học cách chấp nhận sự mềm yếu của bản thân


Cảm giác vô vọng không lối thoát không hề bị coi là dấu hiệu của sự thất bại

Cảm giác vô vọng không lối thoát không hề bị coi là dấu hiệu của sự thất bại

Thực ra, cảm giác vô vọng không lối thoát hay còn gọi là chứng trầm cảm không hề bị coi là dấu hiệu của sự thất bại. Trái lại, nó chính là động lực giúp ta thêm trưởng thành hơn trên bước đường đời. Không còn những lời tự trách bản thân rằng, "trầm cảm là xấu, là không nên" nữa, thay vào đó, tình trạng suy sụp tinh thần thực chất chính là một trải nghiệm mang tính chất rèn luyện và học hỏi nhiều hơn, nhằm giúp ích cho bản thân cũng như cho người khác – hay có thể nói, đó là một phần không thể thiếu trong quá trình được sống và làm việc có mục đích.

Dưới đây là một trong những câu nói ý nghĩa nhất để đúc kết cho thái độ sống này:


Cảm thấy không ổn ư, điều đó hoàn toàn không sao cả

"Cảm thấy không ổn ư, điều đó hoàn toàn không sao cả"

Câu nói ấy nôm na có nghĩa là: Điều tồi tệ nhất không phải là chứng trầm cảm mà chính là việc bạn cảm thấy buồn phiền vì mình mắc phải chứng bệnh đó. Càng nghe người khác an ủi bằng những câu nói đại loại như "Bạn nên cảm thấy trân trọng cuộc sống này mới phải", "Bạn nên vui vẻ lên" hay "Sống phải có mục tiêu rõ ràng" , điều đó chỉ càng làm cho bản thân bạn cảm thấy tù túng và mệt mỏi hơn mà thôi.

Thực ra tất cả chúng ta ai cũng có quyền được thể hiện cảm xúc tiêu cực và chúng quan trọng không kém gì những cảm xúc tích cực khác. Thay vì phải gò mình vào quan điểm sống luôn lạc quan yêu đời mọi lúc mọi nơi, hãy thử thả lỏng cơ thể và đón nhận những cung bậc cảm xúc khác nhau của cuộc sống muôn màu xem sao.

Sự lạc lối và vô vọng nhiều khi giúp ta biết đâu là điểm dừng cần thiết, để từ đó nhận ra điều gì là quan trọng nhất trong cuộc đời này


Sự lạc lối và vô vọng nhiều khi giúp ta biết đâu là điểm dừng cần thiết, để từ đó nhận ra điều gì trong cuộc đời này là quan trọng nhất.

Sự lạc lối và vô vọng nhiều khi giúp ta biết đâu là điểm dừng cần thiết, để từ đó nhận ra điều gì trong cuộc đời này là quan trọng nhất.

Có thể bạn cho rằng, cuộc sống luôn cần phải lên kế hoạch từ trước và kèm theo đó là một mục tiêu rõ ràng để hướng tới. Không có mục tiêu phấn đấu đồng nghĩa với việc cuộc sống này không còn có ý nghĩa gì nữa. Tuy nhiên, điều này không hẳn là đã đúng. Hãy tập thói quen thư giãn và chấp nhận sự mơ hồ như một điều tất yếu. Thay vì gắng sức hướng đến một mục tiêu xa vời ở phía trước, hãy sống chậm lại và tận hưởng từng bước của quá trình tìm tòi, khám phá để đạt được mục tiêu đó.

Thêm vào đó, bạn cũng nên học cách cảm thông với khó khăn của người khác. Chính từ sự đồng cảm này mà bạn có thể vượt qua được những trăn trở của bản thân, nhờ đó giúp xua tan cảm giác cô độc và tủi thân giữa cuộc sống bộn bề nhiều áp lực như hiện nay. Có như vậy, bạn mới có thể sống chung một cách hòa bình với chứng trầm cảm được.

Nguồn: Mind Body Green

Theo KIENZERATUL SPIDERUM

Trí thức trẻ

Trở lên trên