Hãy quan tâm đến những kiến thức cơ bản về suy thoái kinh tế này, vì rất có thể Covid-19 sắp khiến điều đó xảy ra
Xác suất xảy ra suy thoái kinh tế của Mỹ trong năm tới đang ở mức cao nhất kể từ khi kết thúc cuộc suy thoái gần nhất vào năm 2009.
- 18-03-2020Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Trường hợp thực sự cần thiết phải về nước, dù còn nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân trong nước luôn nỗ lực hết sức để lo cho bà con
- 18-03-2020Chủ tịch World Bank David Malpass: Điều quan trọng là chúng ta rút ngắn được thời gian phục hồi!
- 18-03-2020New York Times: Chỉ cần nhớ nguyên tắc này, người không biết nhiều về kinh tế cũng có thể hiểu được nguyên lý của cuộc suy thoái do Covid-19
Trong khi đó, Đức - động lực kinh tế của châu Âu và Vương quốc Anh đều đang trên đà suy thoái, ngay cả trước khi virus tấn công, với mức tăng trưởng 0% trong quý IV năm 2019. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - được cho là nơi bắt nguồn của đại dịch, có khả năng đã suy thoái trong quý đầu tiên - lần đầu trong nhiều thập kỷ qua.
1. Suy thoái kinh tế là gì?
Định nghĩa phổ biến nhất của suy thoái kinh tế là giai đoạn GDP thực giảm trong thời gian 2 hoặc hơn 2 quý liên tiếp trong năm.
Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia NBER lại định nghĩa suy thoái theo một cách tiếp cận khác: xem xét các yếu tố như GDP hiệu chỉnh lạm phát, việc làm, sản xuất công nghiệp và thu nhập.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF xem xét một số hiện tượng khác để định nghĩa suy thoái trên quy mô toàn cầu, bao gồm: giảm GDP bình quân đầu người hiệu chỉnh lạm phát, được hỗ trợ bởi sự yếu kém trong sản xuất công nghiệp, thương mại, dòng vốn, tiêu thụ dầu và thất nghiệp.
2. Suy thoái là không thể tránh khỏi?
Đúng. Kết thúc mỗi chu kỳ mở rộng sẽ có suy thoái, và ngược lại. Câu hỏi thực sự là khi suy thoái kinh tế xảy ra, nó kéo dài bao lâu và mức độ nghiêm trọng của nó đến đâu.
3. Điều gì kích hoạt suy thoái?
Cái được các nhà kinh tế học gọi là Sự điều độ lớn (great moderation). Đó là khoảng thời gian ổn định tương đối - khoảng 25 năm trên toàn cầu bắt đầu từ giữa những năm 1980 - sau thời gian ổn định lâu dài này sẽ có suy thoái.
Có quan điểm cho rằng suy thoái kinh tế thời hiện đại sẽ không xảy ra nếu không có cú sốc kinh tế bất ngờ như giá dầu tăng mạnh - một nguyên nhân của sự suy thoái của Mỹ trong những năm 1970 và 1980 - hoặc mất cân đối của tích luỹ trước cuộc Đại suy thoái 2007-2009.
Một đại dịch toàn cầu - cản trở việc đi lại, đóng cửa các doanh nghiệp, hủy bỏ các sự kiện thể thao và khiến thị trường chứng khoán rơi vào tình trạng lao dốc tự do - chắc chắn có khả năng gây ra một cú sốc kinh tế.
4. Covid-19 sẽ gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu?
Các nhà kinh tế tại Goldman Sachs Group Inc. và Morgan Stanley tin vào điều đó. Và cuộc tranh luận không còn là có suy thoái hay không nữa, mà là suy thoái bao lâu, nghiêm trọng đến đâu.
Các nền kinh tế Nhật Bản, Đức, Pháp và Ý đã bị thu hẹp hoặc bị đình trệ trước khi virus bùng phát, và kể từ tháng 3, Trung Quốc đã chứng kiến sự suy thoái hàng quý đầu tiên trong nhiều thập kỷ. Suy thoái có hiệu ứng dây chuyền. Khi virus lây lan, một quốc gia có thể sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn khi vừa bắt đầu phục hồi trong nước thì đã phải chịu ảnh hưởng của việc cầu từ nước ngoài giảm, bởi các quốc gia khác rơi vào suy thoái.
IMF chỉ ghi nhận 4 cuộc suy thoái toàn cầu bắt từ năm 1960, so với 11 lần được tính ở Mỹ kể từ Thế chiến II theo NBER.
5. Liệu Covid-19 có kích hoạt một cuộc suy thoái ở Mỹ?
Càng ngày càng nhiều nhà kinh tế tin rằng: chu kỳ mở rộng gần 11 năm của Mỹ sắp kết thúc. Nhiều chuyên gia dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong quý 2.
Thời kỳ bất ổn có thể dẫn đến việc mất việc làm trên diện rộng - đặc biệt là những người làm việc trong ngành vận tải hoặc ngành khách sạn. Có nghĩa là động cơ chính của nền kinh tế Mỹ, chi tiêu của người tiêu dùng, có thể sụp đổ.
Không phải ai cũng đồng ý với nhận định trên. Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, Steven Mnuchin, cho biết vào ngày 15/3 rằng ông dự kiến đại dịch Covid-19 sẽ làm chậm sự tăng trưởng nhưng không khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
6. Khi nào chúng ta sẽ biết là có suy thoái hay không?
Ngay cả khi chúng ta đang trong thời kỳ suy thoái ngay bây giờ , cũng có thể còn vài tháng nữa mới có tuyên bố chính thức. NBER thường mất khoảng một năm để xác nhận khi nào suy thoái kinh tế bắt đầu.
Một cuộc suy thoái vẫn có thể được thấy rõ trong các dữ liệu và được chấp nhận rộng rãi như là thực tế, cho dù không có bất kỳ tuyên bố nào.
7. Điều gì xác định mức độ nghiêm trọng của suy thoái?
Thứ nhất là mức độ kéo dài. Cuộc suy thoái 2007-2009 kéo dài 18 tháng, khiến nó trở thành suy thoái kéo dài nhất kể từ Đại suy thoái 1920. Cuộc suy thoái năm 1980, ngược lại, chỉ kéo dài sáu tháng.
Thứ hai là mức độ giảm của GDP và mức độ nghiêm trọng của thất nghiệp.
Những cuộc suy thoái tồi tệ nhất có xu hướng đi kèm với sự sụp đổ trong hệ thống tài chính, như đã xảy ra ở Mỹ vào năm 1929 và 2008 .
Thứ ba là phạm vi suy thoái. Cuộc suy thoái năm 2001 tương đối ngắn và nhẹ , phần lớn chỉ giới hạn trong lĩnh vực công nghệ, với tỷ lệ khiêm tốn so với phần còn lại của nền kinh tế.
8. Chu kỳ mở rộng dài hơn có gây ra suy thoái nghiêm trọng hơn không?
Các nhà nghiên cứu của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Cleveland đã tìm thấy rất ít bằng chứng cho thấy, thời gian mở rộng ảnh hưởng đến sự suy thoái sau đó. Tuy nhiên, họ đã chứng minh được rằng những cuộc suy thoái nghiêm trọng (như cuộc khủng hoảng đã kết thúc vào năm 2009) đã tạo ra những mở rộng mạnh mẽ hơn trước.