MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hãy "thông thái" khi vay tiêu dùng

27-10-2017 - 13:49 PM | Tài chính - ngân hàng

Thời điểm cuối năm, các công ty tài chính liên tục tung ra nhiều gói sản phẩm ưu đãi nhằm thu hút khách hàng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng cân nhắc khả năng trả nợ của mình cũng như cần đọc kỹ hợp đồng, tìm hiểu rõ khoản vay trước khi đặt bút ký.

Bùng nổ ưu đãi cuối năm

Thời điểm cuối năm, các công ty tài chính (CTTC) thường kết hợp với đối tác như các nhà sản xuất, đơn vị bán lẻ để tung ra những sản phẩm dịch vụ có mức lãi suất thấp, nhiều ưu đãi quà tặng khuyến mại nhất nhằm thu hút khách hàng.

Chẳng hạn với Fe Credit, khách hàng vay mua trả góp các sản phẩm máy lạnh, tủ lạnh, ti vi và máy giặt tại hệ thống cửa hàng Điện Máy Xanh trên toàn quốc được nhận ngay ưu đãi trả trước 0 đồng đồng thời mức 0% lãi suất cố định trong 4 hoặc 6 tháng, hồ sơ vay vốn đơn giản, thủ tục nhanh chóng. Ngoài ra, còn nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn cuối năm với quà tặng có giá trị khủng lên đến hàng tỷ cho các khách hàng vay vào dịp cuối năm.

Còn tại Home Credit, sản phẩm ưu đãi lãi suất 0% đặc biệt dành cho tất cả khách hàng khi vay mua xe máy tại một số đối tác chọn lọc của công ty này cũng đang được gấp rút triển khai.

Ngoài các sản phẩm cho vay tiêu dùng truyền thống như vay mua điện máy, xe máy, các CTTC cũng đang thiết kế nhiều sản phẩm mới chiều lòng khách hàng như vay tiền mặt hay thẻ tín dụng… Đơn cử, với thẻ tín dụng Fe Credti Plus+ MasterCard có hạn mức lên đến 60 triệu đồng, chủ thẻ có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như rút tiền mặt với mức phí ưu đãi chỉ 1,5% tại hơn 14.000 máy ATM trên toàn quốc và hơn 1 triệu ATM toàn cầu, mua nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày qua hình thức mua sắm trả góp qua thẻ, lãi suất từ 0%, tích lũy điểm thưởng trên mỗi giao dịch…

Tìm hiểu kỹ trước khi đặt bút ký hợp đồng

Theo lời khuyên của các chuyên gia cũng như chính các khách hàng đã từng vay tiêu dùng tại CTTC, người vay nên đọc kỹ hợp đồng, tìm hiểu rõ ràng các thông tin về khoản vay, lãi suất và thời hạn trả nợ… trước khi đặt bút ký.

“Trước đây, tôi có vay mua điện thoại trả góp trong 1 năm. Tuy nhiên, có một kỳ do bận công tác nên quên mất hạn trả nợ và phải chịu lãi suất trễ hạn khá cao.”- chị Nguyễn Thanh Vân - một khách hàng từng vay tiêu dùng cho hay.

Theo TS. Đỗ Hoài Linh, Viện Ngân hàng Tài chính Đại học Kinh tế Quốc dân, để bảo đảm bền vững cho cả người đi vay và CTTC, bên cạnh sự minh bạch về thủ tục vay, chính sách sản phẩm phù hợp của CTTC, thì bản thân người đi vay cần phải cân nhắc kỹ càng về khả năng tài chính của bản thân để đảm bảo không rơi vào vòng xoáy nợ nần.

“Người đi vay cũng cần phải tự trang bị các kiến thức và kỹ năng tài chính cá nhân, như lập kế hoạch chi tiêu, kiểm soát chi tiêu, quản lý dòng tiền, khảo sát lãi suất tại các CTTC trước khi vay… để có cơ sở so sánh, từ đó lựa chọn được nhà cung cấp dịch vụ tài chính tiêu dùng tốt nhất”, TS Linh nhấn mạnh.

Có thể thấy, biểu lãi suất cho vay của các CTTC hiện đang ở mức bình quân từ 20% - 40%/ năm, cao hơn so với lãi suất vay tại ngân hàng. Mức lãi suất này xuất phát từ các đặc thù chính của loại hình vay tín chấp là rủi ro lớn vì điều kiện cho vay linh hoạt, không yêu cầu tài sản đảm bảo. Thêm vào đó, chi phí cho huy động của CTTC cũng cao hơn các ngân hàng do CTTC không được huy động tiền gửi từ cá nhân cũng phần nào dẫn đến sự chênh lệch lãi suất này.

Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa thì cho rằng, khách hàng nên hiểu rằng rủi ro của khoản vay cao đương nhiên sẽ khiến cho lãi suất cao.

“Thực tế, so những rủi ro tiềm ẩn của loại hình vay tiêu dùng tín chấp, mức lãi suất này mới chỉ đủ bù cho các chi phí vận hành của CTTC. Mức lãi suất sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố để cân bằng với rủi ro, tùy vào sản phẩm vay, số tiền vay, thời hạn vay và lịch sử tín dụng của từng khách hàng cụ thể. Với khách hàng có lịch sử tín dụng tốt, hồ sơ đầy đủ, rõ ràng sẽ nhận được mức lãi suất ưu đãi hơn. Đây là điều mà người tiêu dùng cần phải hiểu rõ và chấp nhận mức lãi suất vay cao hơn ở các ngân hàng để tránh phát sinh các rủi ro tranh chấp, khiếu kiện khi thanh toán về sau”- ông Nghĩa nhấn mạnh.

Hồ Trang

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên