Hãy xem xét những vấn đề này một cách nghiêm túc trước khi quyết định làm việc tại một công ty khởi nghiệp: Cơ hội thành công lớn nhưng cũng không ít rủi ro, cạm bẫy
Làm việc với những nhà sáng lập của công ty khởi nghiệp thực sự là một thử thách. Nếu thành công thì điều bạn nhận được sẽ rất giá trị. Tuy nhiên, cạm bẫy, rủi ro cũng là điều bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng.
- 29-11-2018Tránh được 4 bẫy nguy hiểm này, kinh doanh kiểu gì bạn cũng kiếm được bộn tiền
- 29-11-20188 kiểu đàn ông này càng dấn thân vào kinh doanh càng thu được bộn tiền. Bạn là người nào trong số đó?
- 25-11-2018Kinh doanh chưa bao giờ dễ dàng: Câu chuyện cuộc đời đầy thăng trầm của tôi có lẽ sẽ giúp bạn hiểu những điều cay đắng ai sẽ nếm trải trước khi thành công
Những người sáng lập một công ty khởi nghiệp có thể là những người có tầm nhìn và có khả năng truyền cảm hứng, khiến bạn tin tưởng rằng những ý tưởng, doanh nghiệp và sản phẩm mà họ làm ra sẽ thay đổi thế giới. Sức mạnh của một nhà lãnh đạo truyền cảm hứng có thể vô cùng thú vị, và cơ hội để làm việc với những thành công lớn tiếp theo cũng vô cùng hấp hẫn.
Nhưng công ty dù lớn hay nhỏ, việc trực tiếp làm việc cho những người sáng lập vẫn có thể có những cạm bẫy rủi ro mà bạn nên cân nhắc trước khi tham gia.
Hãy tự hỏi bản thân xem bạn có cảm thấy hứng thú hay không
Bạn cần phải cảm nhận được niềm đam mê của một người sáng lập và phải có 100% tinh thần “đồng cam cộng khổ” với họ. Nhà đầu tư thiên tài David H. Page, một chuyên gia về phát triển kinh doanh cho những người khởi nghiệp, nói rằng bất cứ ai đang và sẽ nghĩ đến việc làm việc cho một người sáng lập nên tìm hiểu về mục đích, lịch sử khởi nghiệp, thành công, thất bại và quan trọng nhất là khả năng truyền cảm hứng của người sáng lập đó.
Thu thập được càng nhiều thông tin càng tốt để bạn có thể hiểu rõ được tầm nhìn, phong cách và mục tiêu của họ. Nếu bạn không đồng cảm và cùng chí hướng với người sáng lập, bạn có thể sẽ dẫn tới cảm giác thất vọng kéo theo đó là sự xung đột với họ khi làm việc trong cùng một công ty.
Cân nhắc mức độ hòa hợp
Hãy xem xét xem liệu bạn có thể hòa hợp với người sáng lập đó hay không, không chỉ ở trên góc độ tư tưởng. “Hơn cả ở trong một tổ chức lớn, làm việc với một người sáng lập khắc nghiệt hơn rất nhiều và bạn còn phải dành nhiều thời gian tiếp xúc với người đó. Hãy cố gắng đánh giá hết sức nghiêm túc sự phù hợp”, Marya Triandafellos, tác giả của cuốn “Career X: Expert Advice on How to Cultivate Your Career” cho biết.
Nếu người sáng lập luôn sẵn sàng khiến bạn cảm thấy khó chịu mỗi khi nói chuyện với họ, xích mích đó sẽ chỉ càng một lớn lên mỗi khi bạn dành thời gian để làm những việc cực kỳ quan trọng đối với họ.
Xem xét những yêu cầu về tác phong
“Người sáng lập thường đặt ra những quy tắc trong tuyển dụng, chẳng hạn như cách mọi người bắt tay vào làm việc, cách những nhân viên hợp tác với nhau và cách công ty đối xử với khách hàng”, Lisa Prior, Giám đốc điều hành của Prior Consulting và là tác giả của cuốn sách “Những lời khuyên nghề nghiệp sếp sẽ không bao giờ nói với bạn” (Take Charge of View: Career Advice You Won’t Get from Your Boss) cho biết.
Mỗi người sáng lập sẽ đề ra các phương thức hoạt động khác nhau, và bạn cần phải hiểu càng nhiều càng tốt về văn hóa khởi nghiệp của họ trước khi quyết định tham gia đội ngũ.
Hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình
“Xác định vai trò của bạn, nếu không bạn có thể rơi vào tình trạng phải làm tất cả mọi thứ!”, Triandafellos nói.
Hãy tìm hiểu cẩn thận những nhiệm vụ nào liên quan đến vai trò gì, ai là người đưa ra quyết định về việc gì. “Những nhân viên – ngay cả ở những chức vụ cao nhất – đôi khi sẽ cảm thấy mình vừa phải ôm đồm và để ý quá nhiều việc lại vừa bị mất phương hướng do quá nhiều việc khi làm việc với những người sáng lập", Prior nói.
Người sáng lập có thể không dành thời gian cần thiết để phân loại vai trò và trách nhiệm cho từng cá nhân, nhưng đây là thông tin bạn cần biết nếu bạn muốn giúp đỡ cho doanh nghiệp của họ thành công. Hãy củng cố điều này một cách vững chãi trước khi “lên cùng một thuyền” với họ.
Đảm bảo các vấn đề tài chính minh bạch
“Hãy hỏi rõ về tình hình tài chính của công ty. Họ có nguồn tài chính đủ cho một năm, một tháng không? Hãy chắc chắn người sáng lập là người minh bạch về tài chính”, Triandafellos nói. Các dự án mới không phải lúc nào cũng sẽ thành công, vì vậy hãy tìm hiểu xem công ty này có khả năng sẽ tiến xa đến đâu trong tương lai.
Chắc chắn bạn không muốn những biến cố bất ngờ sẽ ập đến công việc mới của mình. Nếu ông chủ của bạn đang giữ bí mật về tài chính, rất có khả năng họ sẽ tiếp diễn điều đó.
Với tính chất bấp bênh của các doanh nghiệp trẻ, bạn cần phải có kỹ năngđể nhận ra những dấy hiệu cảnh báo nếu công ty có vẻ sắp ngừng hoạt động.
Giữ mối quan hệ rõ ràng
“Giữa áp lực công việc và về lâu dài, ranh giới giữa ông chủ và bạn bè có thể sẽ bị lu mờ giữa người sáng lập với nhân viên. Mặc dù bạn phải giữ mối quan hệ tốt đẹp với người sáng lập, hãy luôn luôn giữ sự chuyên nghiệp và tôn trọng trong mối quan hệ kinh doanh.
Đừng để cường độ mối quan hệ kinh doanh khiến bạn vượt qua nó để bước vào các vấn đề quan hệ cá nhân. Hợp nhau là tốt, nhưng các công ty chỉ thành công khi đặt trọng tâm vào vấn đề kinh doanh.
Sẵn sàng cho việc phải chịu đựng áp lực cao
Những người sáng lập công ty thường làm việc với cường độ cao và đa nhiệm, vì vậy bạn cần thep kịp tốc độ và phải làm được nhiều việc một lúc. Áp lực tài chính tại các công ty khởi nghiệp có thể trở thành một vấn đề khá gay gắt. Cho dù đó là tiền riêng của người sáng lập hay tiền của nhà đầu tư, họ cũng sẽ luôn đòi hỏi phải tạo ra doanh thu và làm được điều đó sớm là một ưu tiên.
Làm việc cho một người khởi nghiệp có thể phức tạp hơn là làm việc tại một công ty lớn đã đi vào hoạt động được khá lâu, nhưng phần thưởng khi thành công cũng có khả năng lớn hơn nhiều. Nếu bạn đang lên tinh thần cho một cuộc phiêu lưu, hãy chuẩn bị tinh thần trước khi quyết định tham gia vào vị trí này.
BI