Hé lộ doanh thu nhiên liệu khủng của Nga trong 100 ngày qua
Nga kiếm được 98 tỉ USD tiền xuất khẩu nhiên liệu trong 100 ngày kể từ khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine ngày 24-2.
- 11-06-2022Ngân hàng trung ương Nga cắt giảm lãi suất do lạm phát chậm lại
- 11-06-2022Nga kiếm bộn tiền từ xuất khẩu năng lượng - Mỹ, EU dự báo đối mặt khủng hoảng chưa từng có
- 10-06-2022Bị cấm nhưng dầu của Nga lại càng chảy ồ ạt vào EU: Bất thường đến từ đâu?
Đài Sky News ngày 13-6 dẫn một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA) cho biết Nga đã kiếm được 98 tỉ USD trong 100 ngày đầu tiên của cuộc chiến tại Ukraine.
Con số này được xem là "đáng kinh ngạc" bất chấp việc doanh thu xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga bị sụt giảm đáng kể vào tháng 5 sau khi cộng đồng quốc tế cố gắng giảm phụ thuộc vào dầu khí của nước này.
Theo CREA, trong 100 ngày kể trên, Liên minh châu Âu (EU) đã nhận được 61% tổng lượng nhiên liệu hóa thạch xuất khẩu của Nga. Nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch cao cộng với giá năng lượng tăng vọt trên toàn cầu đã mang lại nguồn lợi khổng lồ cho chính quyền Tổng thống Vladimir Putin.
Nga kiếm được 98 tỉ USD tiền xuất khẩu nhiên liệu trong 100 ngày kể từ khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine ngày 24-2. Ảnh: Sky News
Nhà phân tích của CREA Lauri Myllyvirta bình luận về lệnh trừng phạt quốc tế hiện tại đối với Nga: "Tiến trình cho đến nay quá chậm do nhu cầu hỗ trợ cấp bách dành cho Ukraine. Chúng ta nên tăng tốc triển khai năng lượng sạch để thay thế nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu và giảm giá nhiên liệu cao đang thúc đẩy doanh thu của Nga".
EU đã cam kết chặn nhập khẩu hầu hết loại dầu của Nga vào cuối năm nay nhưng vẫn đang thảo luận về cách thức và khi nào để chấm dứt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Ba Lan và Mỹ đã gây ra tác động lớn nhất đến doanh thu nhiên liệu của Nga bằng cách giảm đáng kể hàng nhập khẩu cùng với các quốc gia như Lithuania, Phần Lan và Estonia.
Báo cáo của CREA cũng chỉ ra rằng Ấn Độ, Pháp, Trung Quốc, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UEA) và Ả Rập Saudi đều tăng nhập khẩu nhiên liệu của Nga, trong đó Ấn Độ mua 18% tổng lượng dầu thô xuất khẩu của Nga và Pháp là quốc gia mua khí đốt thiên nhiên hóa lỏng và vận chuyển hàng hóa dầu lớn nhất trên thị trường ngắn hạn.
Ông Myllyvirta nhận định Hy Lạp và các công ty vận chuyển châu Âu đang thúc đẩy việc xuất khẩu dầu Nga sang các thị trường mới. Khi dầu Nga được vận chuyển tới những thị trường xa hơn, tàu chở dầu công suất lớn được xem là yếu tố quan trọng và cần thiết cho việc vận chuyển. 80% số tàu chở dầu Nga đến Ấn Độ và Trung Đông được xác định thuộc về người sở hữu châu Âu hoặc Mỹ.
Người Lao động