Hé lộ khoản đầu tư có 1-0-2 của Charlie Munger: Liều lĩnh đưa gần 90 triệu USD cho 'người lạ', hơn 20 năm sau 'bỏ túi' 400 triệu USD
Đầu những năm 2000, tỷ phú Charlie Munger đã "rút tiền túi" để đưa cho một người lạ mang đi đi đầu tư. Khoản đầu tư đó đến nay đã tăng hơn gấp 4 lần so với ban đầu.
- 06-09-2023Dùng ChatGPT để đầu tư chứng khoán, lãi hơn 500%: AI liệu có thể thay thế môi giới?
- 05-09-2023Nhà rộng 300 m2 có giá chưa đến 800 triệu: Giới trẻ tứ phương đổ xô đến nền kinh tế hàng đầu châu Á để mua những bất động sản 'rẻ như cho', 'hô biến' thành khoản đầu tư siêu lời
- 05-09-2023Tỷ phú Charlie Munger tiết lộ về khoản đầu tư siêu lợi nhuận: Chi 1.000 USD từ 6 thập kỷ trước, 'ngồi không' cũng thu về 70.000 USD/năm
- 01-09-2023Tỷ phú “xưa nay hiếm” Warren Buffett: 93 tuổi vẫn trên đỉnh cuộc chơi, trí tuệ nhạy bén với khoản đầu tư “khác người”, xây công ty lớn nhất nhì thế giới
- 31-08-2023Bong bóng AI sắp vỡ tung: Loạt startup sa thải nhân viên, hết tiền, nhà đầu tư vỡ mộng
Tỷ phú Charlie Munger đã “trao” gần 90 triệu USD tài sản của gia đình mình cho doanh nhân Li Lu vào đầu những năm 2000. Li là một nhà đầu tư được Munger mệnh danh là “Warren Buffett của Trung Quốc”. Kể từ thời điểm đó, khoản đầu tư của vị phó Chủ tịch Berkshire Hathaway đã tăng lên khoảng 400 triệu USD.
Chia sẻ với Financial Times về Li, tỷ phú Munger cho biết: “Chúng tôi đã kiếm được những khoản lãi khổng lồ trong một thời gian dài. 88 triệu USD ban đầu đã tăng lên 4-5 lần.”
“Cánh tay phải của Warren Buffett” đã gặp Li tại một bữa trưa trong dịp Lễ tạ ơn năm 2003. Ông ấn tượng với vị doanh nhân Trung Quốc đến mức, khi Li thành lập một quỹ mới vào năm 2004, ông đã dùng “tiền túi” để góp vốn.
Một trong những khoản đặt cược thành công của Li là vào hãng rượu “quốc dân” Quý Châu Mao Đài của Trung Quốc. Cổ phiếu công ty này duy trì đã tăng mạnh mẽ trong suốt 2 thập kỷ qua và hiện là một trong số các doanh nghiệp niêm yết lớn nhất đại lục.
Munger chia sẻ: “Định giá cổ phiếu Quý Châu Mao Đài khi đó cực kỳ rẻ, thấp hơn lợi nhuận 4-5 lần. Li đã ‘dừng xe’ và mua cổ phiếu với số lượng nhiều nhất có thể.”
Tuy nhiên, lựa chọn đầu tư nổi tiếng nhất của Li chắc chắn là BYD. Ông đầu tư vào hãng sản xuất pin và xe điện vào năm 2002, “mở đường” cho cả Buffett và Munger mua cổ phần vào 6 năm sau đó. Đây là một trong những thương vụ mang về thành quả tốt nhất cho Berkshire trong 15 năm qua.
Munger cho hay: “Khoản đầu tư này thực sự hiệu quả, việc rót vốn vào BYD từ sớm chính là một ‘phép màu’.”
Phó Chủ tịch Berkshire cho biết, Li đã quyết định theo đuổi sự nghiệp đầu tư sau khi nghe Buffett giảng bài tại Đại học Columbia năm 1993. Ngoài ra, ông cũng chia sẻ Li là “người ngoài” duy nhất mà ông tin tưởng giao tiền của mình và thậm chí còn từng dự đoán Li có thể sẽ đảm nhận một vị trí lãnh đạo trong Berkshire.
Ngoài ra, Li cũng chuyển công ty quản lý tài sản của mình là Himalaya Capital Management từ New York đến California để “ở gần” Munger hơn. Tuy nhiên, sau đó ông lại chuyển đến Washington để được hưởng mức thuế thấp hơn vào năm 2018. Li còn sắp xếp văn phòng của mình giống một Berkshire thu nhỏ, bao gồm các nhóm nhà phân tích theo dõi sát sao chỉ một số doanh nghiệp và “xoáy sâu” vào một lựa chọn nhất định.
Theo hồ sơ của Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), Himalaya hiện nắm giữ 306 triệu USD cổ phiếu Berkshire tính đến cuối tháng 6. Tập đoàn của Buffett nằm trong số danh mục trị giá 1,8 tỷ USD. Công ty này còn là cổ đông của Alphabet, East West Bancorp, Apple và Bank of America - giống Berkshire.
Tham khảo Yahoo Finance
Nhịp sống thị trường