MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hé lộ những tiềm năng của K-pop trong thị trường âm nhạc Việt Nam: Nhiều cơ hội để phát triển

24-10-2024 - 15:10 PM | Lifestyle

Hé lộ những tiềm năng của K-pop trong thị trường âm nhạc Việt Nam: Nhiều cơ hội để phát triển

Theo số liệu Statista (2024), giá trị thị trường âm nhạc Việt Nam sẽ cán mốc 1.000 tỷ trong vài năm sắp tới.

Sự kiện 2024 KOCCA ROUND DAY với chủ đề "Thị trường âm nhạc Việt Nam và ngành công nghiệp K-pop" vừa được Cơ quan Nội dung Sáng tạo Hàn Quốc KOCCA VIETNAM tổ chức vào ngày 22/10 tại Hà Nội.

Tại sự kiện, bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế, Học viện Bưu chính Viễn thông (PTIT), đã phát biểu tài liệu phân tích thị trường về bài toán thách thức và điều kiện cơ hội mà KPOP đang có tại Việt Nam với chủ đề "KPOP tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức từ góc nhìn người tiêu dùng".

Bà cho biết, tổng doanh thu trong thị trường Âm nhạc Việt Nam dự kiến sẽ đạt 23,84 triệu USD vào năm 2024, theo số liệu Statista (2024). Tổng doanh thu dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2022-2029) là 11,36%, dẫn đến giá trị thị trường dự kiến là 40,82 triệu USD, tương đương 1.000 tỷ VNĐ vào năm 2029.

Hé lộ những tiềm năng của K-pop trong thị trường âm nhạc Việt Nam: Nhiều cơ hội để phát triển- Ảnh 1.

Biểu đồ bà Nguyễn Thị Hoàng Yến dẫn chứng.

Con số ấn tượng này cho thấy thị trường âm nhạc Việt Nam vẫn rất tiềm năng và đang có triển vọng phát triển tích cực trong tương lai.

Theo We are social (2024), có 78,44 triệu người dùng Internet tại Việt Nam và chiếm 79,1% tổng dân số. 47,7% người dùng Internet tại Việt Nam sử dụng Internet với mục đích chính là truy cập và nghe nhạc.

Loại hình nhạc được phát trực tuyến (streaming music) là phân khúc tiềm năng nhất doanh thu dự kiến đạt 39,19 triệu USD vào năm 2024 và dự báo sẽ tăng liên tục đến năm 2027 với 45,97 triệu USD (tăng 17,35%).

Hé lộ những tiềm năng của K-pop trong thị trường âm nhạc Việt Nam: Nhiều cơ hội để phát triển- Ảnh 2.

Biểu đồ bà Nguyễn Thị Hoàng Yến dẫn chứng: Doanh thu thị trường streaming music Việt Nam giai đoạn 2017-2027 (Nguồn: Statista, 2024).

Điều này cho thấy, người Việt Nam hiện đang có nhu cầu tiêu dùng âm nhạc lớn, dự kiến còn tiếp tục gia tăng trong tương lai. Statista (2023) cũng chỉ ra, có gần 80% người dùng Việt Nam nghe nhạc trên 1 giờ/ngày. Trong đó, các nghệ sĩ/ca sĩ K-pop chiếm được sự quan tâm cao.

Minh chứng điển hình là 2 đêm nhạc thuộc khuôn khổ concert Born Pink của Black Pink tại Hà Nội, diễn ra năm 2023, tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, đã thu hút hơn 60.000 khán giả. Các nhóm nhạc Hàn Quốc khác như BTS, EXO, Super Junior, 2NE1... cũng là cái tên đình đám trong lòng người hâm mộ Việt.

Giám đốc Cơ quan Nội dung Sáng tạo Hàn Quốc KOCCA VIETNAM, ông Seong Im Kyong cũng cho biết: "Theo khảo sát của KOCCA VIETNAM, 82% người được hỏi trả lời có nghe K-pop và con số này tăng so với 74% vào năm 2023 cho tất cả chúng ta thấy được sự yêu thích của K-pop tại Việt Nam."

Ông cũng nhận định, bên cạnh đáp ứng nhu cầu được nghe, nhìn và tận hưởng, âm nhạc còn là một nền công nghiệp và là cầu nối giao lưu quan trọng của Việt Nam và Hàn Quốc.

Hé lộ những tiềm năng của K-pop trong thị trường âm nhạc Việt Nam: Nhiều cơ hội để phát triển- Ảnh 3.

Diễn giả chia sẻ tại sự kiện.

Với tư cách là ca sĩ đang hoạt động tại Việt Nam, Han Sara cũng chia sẻ kinh nghiệm và cảm nhận cá nhân với chủ đề "Thị trường VPOP mà tôi từng trải nghiệm".

Hé lộ những tiềm năng của K-pop trong thị trường âm nhạc Việt Nam: Nhiều cơ hội để phát triển- Ảnh 4.

Han Sara xuất hiện tại sự kiện

Nữ ca sĩ nhận được nhiều đồng cảm khi nói về 3 hạng mục cần có trong tương lai ở thị trường VPOP, nơi có nhiều tiềm năng phát triển: lễ trao giải âm nhạc chuyên nghiệp, bảng xếp hạng âm nhạc uy tín và hệ thống đánh giá công bằng.

Nguồn: KOCCA

Thùy Linh

Đời sống pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên