MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hệ thống Fit24 "mất kết nối", khách hàng cần làm gì?

07-10-2024 - 15:40 PM | Doanh nghiệp

Hệ thống Fit24 cam kết sẽ sớm mở cửa trở lại để phục vụ hội viên nhưng không nói rõ cụ thể sẽ là ngày nào.

Vừa qua, thông tin chuỗi phòng tập gym Fit24 hoạt động tại TP HCM đã bất ngờ thông báo tạm ngừng hoạt động tất cả các chi nhánh kể từ ngày 5-10 với lý do "bất khả kháng nằm ngoài tầm kiểm soát".

Để đảm bảo quyền lợi, khách hàng cần làm gì? Liên quan đến vấn đề này, luật sư Lưu Tấn Anh Toàn (Giám đốc Công ty Luật Lưu Vũ) phân tích như sau:

Trong thông báo tạm ngưng hoạt động đăng trên fanpage mới đây, phía Fit24 ghi: "Vì lý do bất khả kháng nằm ngoài tầm kiểm soát, Fit24 xin thông báo tạm ngưng hoạt động tất cả các chi nhánh kể từ ngày 5-10-2024. Fit24 sẽ mở cửa lại sớm nhất có thể để phục vụ quý hội viên tại tất cả các chi nhánh. Fit24 thành thật xin lỗi và mong nhận được sự thông cảm của quý hội viên".

Ở đây, lý do bất khả kháng của Hệ thống Fit24 có đúng theo quy định Khoản 1 Điều 156 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về trường hợp bất khả kháng hay còn gọi là sự kiện bất khả kháng. 

Hệ thống Fit24 "mất kết nối", khách hàng cần làm gì?- Ảnh 1.

Quảng cáo của Hệ thống Fit24

Theo đó, "sự kiện bất khả kháng" là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Còn "trở ngại khách quan" là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình. 

Từ quy định trên ta có thể xác định một sự kiện được xem là sự kiện bất khả kháng khi đáp ứng những điều kiện như: Đó là những sự kiện xảy ra một cách khách quan hay gọi là sự kiện khách quan, tức sự kiện đó nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng (ví dụ: Sự kiện bão, lũ lụt, động đất, sóng thần, đại dịch...).

Hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm; Hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép). Vì thế, chỉ khi đáp ứng cả 03 điều kiện nêu trên thì một sự kiện mới có thể được xem là bất khả kháng và là căn cứ để miễn trách nhiệm đối với bên vi phạm.

Trong trường hợp này là Fit24 tạm ngưng hoạt động, ngưng kết nối với khách hàng, trường hợp này có 2 khả năng là khách hàng mới và khách hàng cũ, nếu đã có chủ trương tạm ngưng, nhưng vẫn bán gói sản phẩm là có dấu hiệu lừa đảo, vi phạm pháp luật Hình sự.

Hợp đồng giữa Fit24 với người sử dụng dịch vụ, đây là Hợp đồng Song vụ mà hai bên đều cùng có nghĩa vụ với nhau, một trong hai bên có vi phạm thì bên còn lại có quyền khởi kiện ra tòa án, nơi có cơ sở đóng trụ sở hoặc nơi Bị đơn cư trú.

Lý do tạm ngưng là khách quan bất khả kháng, có thể Fit24 đang nâng cấp dịch vụ hay thay đổi vi mô hoặc cãi tạo toàn diện và cũng có thể là liên kết hợp tác với bên thứ 3. Việc hợp tác với bên thứ 3, cũng tìm ẩn những rũi ro pháp lý cho người sử dụng dịch vụ, vì phải đối chiếu với hợp đồng, xem có điều khoản tiếp quản và bên thứ 3 họ có đồng ý tiếp tục thực hợp đồng của Fit24 đã ký không.

Còn trường hợp Fit24 mất khả năng thanh toán, thì họ sẽ tuyên bố phá sản. Và điều kiện phá sản phải theo quy định của Luật phá sản 2014. Khi doanh nghiệp phá sản, việc trả nợ và thực hiện trách nhiệm với đối tác, khách hàng và nhân viên phụ thuộc vào tài sản còn lại của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thực hiện theo thứ tự ưu tiên. 

Cụ thể, sau khi thu hồi nợ, thanh lý tài sản, doanh nghiệp phải ưu tiên trả nợ cho các chủ nợ có tài sản đảm bảo, nếu không trả đủ thì chuyển thành chủ nợ không không có tài sản đảm bảo. 

Tiếp đến là trả chi phí phá sản gồm án phí, trông giữ tài sản, đấu giá hay kiểm toán. Ưu tiên thứ ba mới là trả các khoản cho người lao động như tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, bảo hiểm. Các khoản nợ khác như thuế, bán hàng, vay mượn, đầu tư,… ưu tiên như nhau.

Nếu trả hết các khoản nợ mà vẫn thừa tiền, thành viên doanh nghiệp phá sản nhận về; nếu thiếu, không phải chịu trách nhiệm, đa phần doanh nghiệp phá sản chi đến ưu tiên thứ ba là hết tiền, bởi nếu có nhiều tài sản hơn thì đã cố gắng vực dậy công ty. Điều này chỉ có trên lý thuyết, vì vậy, nên khả năng lấy lại tiền đã đóng là rất khó, nguy cơ mất trắng là hiện hữu.

Theo Phạm Dũng

Người Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên