Hết hè không chịu đi học, cậu bé 9 tuổi bị bắt ra công trường bê phế liệu: 2 ngày sau bố thấy cảnh ngỡ ngàng
Con lười học, ông bố đưa con ra công trường “trải nghiệm” cuộc sống vất vả và cái kết.
- 28-07-2024Hay như tỷ phú Rockefeller dạy con: Điểm bắt đầu không quyết định điểm cuối, không có chuyện giàu - nghèo, thành công - thất bại do di truyền
- 26-07-2024Cách nuôi dạy con khác biệt của vợ chồng William - Kate: Giữ gìn tuổi thơ bình dị cho con giữa hào quang hoàng gia
- 25-07-2024Giáo sư nổi tiếng khẳng định: 3 kiểu dạy con tưởng hà khắc nhưng lại tạo nên những đứa trẻ EQ cao
Kỳ nghỉ hè luôn là khoảng thời gian yêu thích nhất của các con, bởi vì không những không phải đi học mà các con còn được tự do vui chơi ở nhiều nơi. Chính vì vậy, khi chuẩn bị quay lại với năm học mới, không ít đứa trẻ nảy sinh tâm lý phản kháng, không muốn tới trường.
Hành trình thuyết phục con đi học lại sau hè khiến không ít phụ huynh phải đau đầu. Thậm chí có gia đình còn rơi vào trường hợp đầy khó xử khi cậu con trai quý tử một mực đòi đi làm công nhân chứ quyết không chịu tới trường. Gia đình anh Dương tới từ Hồ Nam, Trung Quốc chính là minh chứng cho tình huống éo le này.
Khi con trai 9 tuổi đòi bỏ học đi làm công nhân
Theo đó, vợ chồng anh Dương có một cậu con trai năm nay lên 9 tuổi. Vì tính chất công việc nên anh Dương thường xuyên phải xa nhà và làm việc tại một công trường ở Thâm Quyến. Mặc dù, điều kiện không giàu có nhưng gia đình anh Dương luôn êm ấm, hạnh phúc. Cho đến thời gian gần đây, anh Dương liên tục nhận được cuộc gọi của vợ phàn nàn về việc con trai không chịu học hành. Đỉnh điểm sau kỳ nghỉ hè, con trai anh thậm chí tuyên bố sẽ không đi học nữa mà muốn đi làm công nhân.
Sau nhiều ngày thuyết phục bất thành, anh Dương quyết định mua vé tàu về trong đêm và đón con trai tới Thâm Quyến. Tại đây, anh thu xếp cho cậu bé vào vị trí công nhân vận chuyển các thanh thép phế liệu ở công trường xây dựng. Cậu bé 9 tuổi nghe thấy bản thân không phải đi học nữa thì không khỏi vui mừng thốt lên: "Cuối cùng cũng không phải đi học nữa rồi".
Thấy thái độ của con trai, anh Dương không khỏi đau đầu, tuy nhiên sự việc diễn ra 2 ngày sau đó lại khiến anh ngỡ ngàng.
Cụ thể, vào sáng đầu tiên nhận việc, con trai anh Dương đã vô cùng hồ hởi khi biết nhiệm vụ của mình là vận chuyển và thu thanh thép phế liệu. Trong niềm vui hân hoan, cậu bé nhanh nhẹn chạy tới nhặt thanh thép thì mới ngỡ ngàng nhận ra những thanh phế liệu này rất nặng. Với sức vóc một đứa trẻ 9 tuổi, cậu bé chỉ có thể bê được vài thanh thép trong một lần di chuyển. Bởi vậy, đề hoàn thành được công việc, cậu bé phải bê thành nhiều chuyến và di chuyển liên tục. Dưới tiết trời nắng nóng, cậu bé nhanh chóng đuối sức nhưng kiên quyết không chịu nói với bố.
Hết hè không chịu đi học, cậu bé 9 tuổi được bố cho đi trải nghiệm cuộc sống vất vả ở công trường. Ảnh: Net Ease
Sau một ngày làm việc liên tục, tới cuối buổi chiều, vào lúc cho rằng đã hết giờ làm việc, cậu bé tái mặt khi bố thông báo tin sét đánh rằng: "Tối nay sẽ phải tăng ca thêm 3 tiếng mới kịp tiến độ công trình."
Cậu bé nghe xong không giấu nổi sự bàng hoàng nhưng vẫn cứng đầu và kiên quyết tăng ca vào ban đêm. Anh Dương vốn dự định sẽ cho con trai trải nghiệm cuộc sống vất vả này khoảng 1 tuần rồi sẽ cho về nhà. Tuy nhiên không ngờ là sang ngày thứ hai con trai anh đã khóc lóc thảm thiết đòi về nhà.
Hoá ra bình thường cậu bé ít vận động, hôm qua lao động cả ngày nên hôm nay cơ thể rất đau nhức. Đây là lần đầu tiên cậu bé cảm thấy toàn thân khó chịu như vậy, nên sau nửa buổi cố gắng, cậu bé đã rối rít xin bố cho về nhà.
"Đi làm vất vả quá, con muốn về nhà đi học", cậu bé 9 tuổi nức nở chia sẻ.
Cảnh tượng này khiến anh Dương có phần ngỡ ngàng, anh vốn cho rằng cậu con trai lỳ lợm của anh sẽ kiên trì làm được lâu hơn. Vậy là sau một ngày rưỡi trải nghiệm làm công nhân, con trai anh Dương đã ngoan ngoãn về nhà và đi học.
Câu chuyện của gia đình anh Dương sau khi được đăng tải trên mạng xã hội đã thu hút nhiều sự chú ý của dư luận Trung Quốc. Nhiều người để lại bình luận rằng:
"Miễn là an toàn thì cho các con ra ngoài bươn chải, ‘nếm’ vất vả của việc kiếm tiền cũng được".
"Cháu trai 16 tuổi của tôi không muốn đi học, anh trai tôi nói với tôi rằng nếu cháu không muốn đi học thì cháu sẽ cùng anh tôi đến quầy bán dưa hấu. Sau nửa tháng, cháu tôi còn siêng năng và bán đắt hàng hơn cả bố nó. Thậm chí, cháu tôi còn tự rút ra kỹ năng bán hàng cũng như nhiều bài học cuộc sống. Giờ gia đình tôi đang đau đầu vì không biết thuyết phục như nào để cháu quay lại học. Vậy nên đôi khi cách giáo dục kiểu cho đi lao động như này chưa chắc đã thu lại kết quả như phụ huynh mong muốn đâu".
Đời sống & pháp luật