Hết nghỉ lễ, dân tình lên tàu xe quay lại thành phố: Bác sĩ mách các bí kíp chống say hiệu quả
Say xe say tàu là nỗi ám ảnh của nhiều người trong những chuyến đi vào dịp lễ Tết.
- 29-08-20232 loại củ chỉ vài nghìn đồng bán đầy ở chợ Việt là “bài thuốc” chống say xe hiệu quả: Vừa tốt sức khỏe lại ngừa ung thư
- 28-04-2023Loại củ có lịch sử trồng trên 5.000 năm, bán khắp chợ Việt: Là 'thuốc' bổ thận, chống say xe
- 24-07-2022Cung đường hơn 600 khúc cua gấp: Nỗi ám ảnh của người say xe, thách thức cả những ''tay lái lụa''
Say xe là tình trạng chóng mặt, khó chịu, buồn nôn, nôn khi đang di chuyển trên tàu lửa, xe, thuyền,... do não nhận được thông tin sai lệch từ mắt, tai trong, dây thần kinh. Say tàu xe khiến cho việc đi lại trở nên khó khăn hơn, dần trở thành nỗi sợ với một số người trước những chuyến đi xa. Tuy nhiên, chúng ta cũng có nhiều cách chống sau tàu xe hiệu quả và đơn giản như
Chuẩn bị sức khỏe, tinh thần thoải mái giúp chống say tàu xe hiệu quả
Trước những chuyến đi xa, nếu tình trạng sức khỏe của bạn không tốt vì thiếu ngủ rất dễ dẫn đến cảm giác mệt mỏi. Ngoài ra, nếu ngủ không đủ giấc có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác như: buồn nôn, mất tập trung và rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, trước khi khởi hành cần ngủ đủ giấc, việc này giúp cơ thể có trạng thái sức khoẻ tốt, góp phần chống say xe hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng không nên ăn quá no hoặc để bụng đói lên xe. Ăn quá nhiều sẽ dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, ợ hơi, còn đói bụng sẽ làm cho dạ dày cồn cào, dễ sinh ra tình trạng buồn nôn trên xe. Hạn chế ăn những thức ăn chua cay, nhiều dầu mỡ trước lúc đi.
Lựa chọn vị trí ngồi
Lựa chọn vị trí ngồi trên các phương tiện di chuyển được xem là cách chống say tàu xe thông dụng nhất. Cuối xe thường được cho là vị trí “nguy hiểm” đối với những người dễ say xe, bởi vì trong quá trình di chuyển, các vị trí này thường dễ bị xóc nhất, sẽ gây ra buồn nôn, đặc biệt ở những ghế ngồi trên phần bánh xe. Vì vậy, cần lựa chọn chỗ ngồi thông thoáng như: các ghế đầu xe gần tài xế hoặc ghế ở giữa thì tình trạng này sẽ giảm bớt tình trạng say xe.
Khi sử dụng phương tiện bằng tàu thuyền, chúng ta nên chọn ngồi gần cửa sổ để nhìn thấy cảnh vật xung quanh. Khi đó, sự chú ý của chúng ta tập trung vào cảnh vật bên ngoài, tạm quên đi tình trạng say xe, giúp giảm cảm giác mệt mỏi, buồn nôn do sóng gây ra. Ngoài ra, lý tưởng hơn là tìm một chỗ ngồi ở giữa tàu, càng thấp càng tốt để giảm cảm giác chao đảo trước những cơn sóng mạnh ngoài khơi.
Còn trên máy bay, nên chọn những vị trí ngồi ở giữa hai cánh của máy bay hoặc gần phía trước máy bay thường. Để hạn chế tiếng ồn, rung lắc trong khi di chuyển, tránh ngồi ở phía sau máy bay nhằm hạn chế hiện tượng trên.
Dùng thuốc chống say, tàu xe
Sử dụng các thuốc chống say xe cũng là cách để cải thiện tình trạng này nhanh chóng, hiệu quả. Các loại thuốc say xe phổ biến trên thị trường hiện nay như:
Scopolamine: thuốc phổ biến nhất cho người say xe. Nên uống trước một khoảng thời gian trước khi lên xe. Ngoài ra, có dạng miếng dán sau tai để chống say xe, có hiệu quả trong vòng 6-8 tiếng.
Promethazin: thuốc uống 2 giờ trước khi lên xe và có công hiệu từ 6 đến 12 giờ.
BÁC SĨ HUỲNH MINH NHỰT
Tác giả bài viết
Bác sĩ tốt nghiệp Trường ĐH Y Dược Cần Thơ.
Bác sĩ khoa Nội Nhiễm - BV đa khoa Khu vực Thủ Đức, TPHCM
Kinh nghiệm công tác:
Bác sĩ điều trị Hệ thống nhi khoa Dr.Phước.
Đại biểu Đại hội Liên Chi Hội Gan Mật TPHCM nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Cyclizine: có tác dụng nhanh, chỉ cần uống trước khi di chuyển tầm 30 phút. Tuy nhiên, thuốc này chống chỉ định cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Dimenhydrinat: Có thể uống cách nhau sau mỗi 4 - 8 giờ để phòng ngừa say xe.
Meclizine: Thuốc có hiệu quả khi uống 1 giờ trước khi lên xe, chống chỉ định cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Nhìn chung các thuốc chống say xe thường kèm theo tác dụng phụ: gây buồn ngủ, khô miệng. Ngoài ra, đối với trẻ em, bà bầu hoặc người đang cho con bú, người có vấn đề về gan, thận, tăng nhãn áp hoặc các vấn đề sức khỏe, người lớn tuổi nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng phòng tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Các thuốc say xe hiện nay không thể điều trị dứt điểm tình trạng này, chỉ có tác dụng giúp cải thiện các biểu hiện say xe. Vì vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ và xem kỹ tờ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Một số cách chống say tàu xe khác
Ngoài các cách chống say tàu xe trên, bạn còn có thể áp dụng một số cách chống say tàu xe như sau:
Chống say xe với vỏ quýt, chanh tươi: mùi hương từ vỏ cam, vỏ chanh có tác dụng khử mùi. Vì vậy, hương thơm của chúng giúp giảm cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể uống nước chanh pha với nước nóng hoặc trà thảo dược, trà gừng cũng có tác dụng tương tự.
Thoa dầu gió: dầu gió có thành phần từ các tinh dầu bạc hà cũng hữu hiệu để chữa buồn nôn. Chúng giúp cho dạ dày không co thắt quá mức dẫn đến tình trạng khó tiêu, ợ hơi, chướng bụng, giúp cải thiện các triệu chứng say xe, làm cho tình trạng sức khỏe nhanh chóng ổn định hơn.
Không đọc sách báo trên xe: các biểu hiện say xe sẽ thuyên giảm nếu ngừng đọc sách, nhìn ra ngoài cửa sổ. Khi ấy cả mắt, hệ tiền đình đều có tiếng nói chung. Do đó, thông thường người điều khiển phương tiện sẽ ít có khả năng bị say tàu xe nhất, bởi vì không chỉ có cảm giác chính xác từ tai, mắt, các cơ quan xúc giác mà họ còn dự đoán các khúc cua, tăng tốc, giảm tốc, từ đó chủ động hơn trong việc kết nối các chuyển động của bản thân và xe, hạn chế được sự say xe một cách có chủ đích.
Đi tàu xe nhiều hơn để chống say xe: Phương pháp nghe tưởng chừng vô lý nhưng thực tế nó được xem là cách chống say tàu xe an toàn và hiệu quả lâu dài. Bởi việc đi tàu xe nhiều hơn sẽ giúp cơ thể dần thích nghi với tàu xe. Thường xuyên sử dụng phương tiện di chuyển sẽ tạo thành thói quen giúp làm giảm các triệu chứng như: choáng váng, đau đầu, buồn nôn khi đi xe.
Say tàu xe trong những chuyến đi xa được xem như một nỗi ám ảnh lớn với đa số người, cảm giác khó chịu làm ảnh hưởng tiêu cực đến những chuyến đi dẫn đến cuộc vui không trọn vẹn. Qua bài viết trên, hy vọng phần nào sẽ giúp bạn trang bị được những cách chống say tàu xe hiệu quả và cải thiện khả năng đi tàu xe.
Phụ nữ Việt Nam