MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

2 loại củ chỉ vài nghìn đồng bán đầy ở chợ Việt là “bài thuốc” chống say xe hiệu quả: Vừa tốt sức khỏe lại ngừa ung thư

29-08-2023 - 15:15 PM | Sống

2 loại củ chỉ vài nghìn đồng bán đầy ở chợ Việt là “bài thuốc” chống say xe hiệu quả: Vừa tốt sức khỏe lại ngừa ung thư

Nếu không muốn sử dụng thuốc chống say xe, đây có thể là 2 cách giúp bạn giảm tình trạng nôn nao, mệt mỏi mỗi khi phải di chuyển đường dài bằng tàu xe, đặc biệt là trong dịp nghỉ lễ sắp tới.

‏Dịp nghỉ lễ là khoảng thời gian mọi người phải di chuyển nhiều bằng các phương tiện tàu xe trong khoảng thời gian dài, dễ khiến cơ thể mệt mỏi, thậm chí có triệu chứng chóng mặt và nôn mửa. Bên cạnh việc sử dụng thuốc chống say xe, bạn có thể dùng một số loại củ quả tự nhiên, vừa có tác dụng hạn chế tình trạng say xe, vừa có lợi ích lâu dài cho sức khỏe khi bổ sung vào chế độ ăn.‏

Gừng 

‏Gừng là loại gia vị quen thuộc trong các gia đình Việt, dễ dàng tìm mua ở bất cứ cửa hàng rau nào. Gừng chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như Vitamin C, B3, B6, Kali… thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý theo phương pháp dân gian như cảm lạnh, cảm cúm, đau dạ dày, buồn nôn… ‏

‏Thường xuyên ăn gừng có thể cải thiện khả năng miễn dịch, giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật nguy hiểm. Gừng chứa một hợp chất gọi là gingerol, có tác dụng ức chế sự lây lan của vi khuẩn, giúp ích khi gan và thận phải làm việc quá sức. Loại củ này còn có tác dụng giảm tỷ lệ biến chứng thận ở người mắc bệnh tiểu đường. ‏

‏Theo chuyên gia tư vấn y tế của Anh, bác sĩ Sarah Brewer và chuyên gia dinh dưỡng Juliette Kellow, ăn gừng giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, giảm nguy cơ phát triển ung thư ruột. Chất gingerol trong gừng có thể ngăn chặn các tế bào ác tính phát triển, giúp ngừa ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng. Chất oxy hóa dồi dào trong loại củ này còn có tác dụng chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ.‏

photo-1693232630574

‏Ảnh minh họa‏

‏Để chống say xe, trước khi lên tàu xe khoảng 30 phút đến 1 tiếng, hãy uống một cốc nước ấm có gừng tươi giã nhuyễn hoặc trà gừng. Khi lên xe nếu cảm thấy vẫn khó chịu, buồn nôn, bạn có thể ngậm một lát gừng tươi. Với người cao huyết áp nên ngửi lát gừng thay vì ngậm trực tiếp, hoặc đắp lên rốn để giữ ấm bụng. Kẹo gừng cũng là một sự lựa chọn tiện lợi để giảm bớt triệu chứng say xe.‏

Khoai lang

‏Khoai lang là thực phẩm bình dân, giá rẻ nhưng có nhiều giá trị dinh dưỡng tuyệt vời. Loại củ này chứa nhiều vitamin A, giữ cho phổi hoạt động khỏe mạnh và mắt sáng khỏe. Theo Healthline, khoai lang có nhiều chất xơ, có thể điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol. Khoai lang còn rất giàu kali, mangan và vitamin C, E, B6 và B5, được nhiều chuyên gia y tế đánh giá là siêu thực phẩm.‏

‏Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, Anthocyanin, chất chống oxy hóa có trong khoai lang tím có tác dụng làm chậm sự phát triển của ung thư bàng quang, ruột kết, dạ dày và ung thư vú. Một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Tạp chí Tiêu hóa Thế giới cũng cho thấy protein trong khoai lang ức chế sự phát triển của ung thư đại trực tràng. Các chuyên gia khuyên mọi người nên ăn khoai lang 2-3 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.‏

‏Loại củ này còn được chứng minh tác dụng bảo vệ đường tiêu hóa, hỗ trợ chữa lành các vết loét dạ dày và ruột. Đồng thời có khả năng giúp tăng cường trí nhớ nhờ chứa anthocyanin, một chất chống oxy hóa mạnh.

2 loại củ chỉ vài nghìn đồng bán đầy ở chợ Việt là “bài thuốc” chống say xe hiệu quả: Vừa tốt sức khỏe lại ngừa ung thư - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

‏Để đạt hiệu quả chống say xe với khoai lang, bạn có thể dùng một miếng khoai sống rửa sạch để nhai. Khoai lang có tác dụng giảm các cơn co thắt, trung hòa axit trong dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn.‏

‏Ngoài 2 cách chống say xe với khoai và gừng nêu trên, để giảm các triệu chứng khó chịu khi đi tàu xe, bạn không nên để bụng đói trước lúc di chuyển để tránh bụng cồn cào, cơ thể mệt mỏi hơn. Tuy nhiên cũng nên tránh các loại đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn hoặc sữa trước chuyến đi. Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm bánh mì, vỏ cam, chanh để ngửi tránh các mùi dễ gây buồn nôn trên xe.‏

Theo Healthline, Toutiao


Kim Linh

Trí thức trẻ

Trở lên trên