MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

HHV sẽ làm gì sau khi phát hành 82 triệu cổ phiếu?

CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (Mã cổ phiếu: HHV) dự kiến sẽ sử dụng vốn thu được từ việc phát hành 82 triệu cổ phiếu vào các dự án đầu tư, bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thi công xây lắp...

CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (Mã cổ phiếu: HHV) dự kiến sẽ sử dụng vốn thu được từ việc phát hành 82 triệu cổ phiếu vào các dự án đầu tư, bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thi công xây lắp...

CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (Mã cổ phiếu: HHV) dự kiến sẽ sử dụng vốn thu được từ việc phát hành 82 triệu cổ phiếu vào các dự án đầu tư, bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thi công xây lắp...

HHV dự kiến chào bán số cổ phiếu này với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tỷ lệ phát hành là 25%. Tổng giá trị tiền thu được từ đợt phát hành này ước tính hơn 820 tỷ đồng sẽ dùng để góp vốn đầu tư và bổ sung vốn cho hạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Củng cố năng lực tài chính

Đợt phát hành cổ phiếu này sẽ giúp HHV nâng cao năng lực máy móc thiết bị và giảm sự lệ thuộc vào vốn vay, từ đó nâng cao tính ổn định về tài chính.

Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên soát xét 2023 của HHV đã cho thấy các con số tích cực, cụ thể: Doanh thu tăng trưởng 26% so với cùng kỳ, biên lợi nhuận đạt 17%, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương 336 tỷ đồng. Hoạt động thu phí của các dự án BOT tiếp tục là hoạt động đóng góp tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp. Trung bình một này, chuỗi hầm Đèo Cả - Cổ Mã – Cù Mông – Hải Vân thu về gần 2,8 tỷ đồng tiền thu phí, cao tốc Bắc Giang Lạng sơn và Quốc lộ 1 thu về hơn 1 tỷ đồng tiền thu phí.

Bức tranh tài chính của riêng Công ty mẹ HHV cũng cho thấy các chỉ số tài chính khá vững chắc. Khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong ngắn hạn được đảm bảo. Lưu chuyển dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dương 196 tỷ đồng.

HHV sẽ làm gì sau khi phát hành 82 triệu cổ phiếu? - Ảnh 1.

Tham gia hai dự án BOT lớn tại miền Bắc

Động thái tiếp tục tăng vốn điều lệ là một phần trong chiến lược của HHV để nâng cao năng lực tài chính, đặc biệt khi HHV có kế hoạch tham gia hai dự án BOT lớn tại miền Bắc là dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng (hoàn thiện toàn bộ kết nối cao tốc từ Hà Nội đến cửa khẩu với Trung Quốc, thông qua các chặng: Hà Nội – Bắc Giang, Bắc Giang – Lạng Sơn, Lạng Sơn – Hữu Nghị) và cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh (tuyến kết nối Lạng Sơn với 7 cửa khẩu dọc tuyến tại tỉnh Cao Bằng).

Riêng dự án Đồng Đăng – Trà Lĩnh mới đây đã được UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt thực hiện theo hình thức đối tác công – tư, với tổng mức đầu tư hơn 14.300 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2025 và đưa và khai thác, vận hành từ năm 2026.

Tổng mức đầu tư của cả hai dự án này lên đến hơn 20.000 tỷ đồng với sự tham gia của vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà đầu tư góp và và vốn huy động khác. Dự kiến khi hoàn thành các tuyến cao tốc này, thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Cao Bằng sẽ rút ngắn được 2 – 2,5 tiếng.

HHV hiện còn là nhà thầu thi công của dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo. Dự án đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ để kịp thông xe và đưa vào vận hành năm 2024.

Theo My Anh

Nhà Đầu Tư

Từ Khóa:
Trở lên trên