Hiểu đúng thông tin “nồi cơm điện, bếp từ, bếp hồng ngoại và loạt thiết bị gia dụng, điện tử cấm bán” từ 15/7
Trên thực tế, không phải thiết bị nào thuộc nhóm đồ gia dụng cũng bị cấm.
- 30-05-2023Nhiều nồi cơm điện, tủ lạnh không được bán: Người dân có bị ảnh hưởng?
- 21-10-2021Nồi cơm điện, máy giặt đang xả hàng giảm sâu gần 50%
- 18-09-2019Nồi cơm điện tách đường - sự “thần kỳ” hay gian dối?
Trong nhiều ngày qua, thông tin liên quan đến một loạt các món đồ gia dụng, thiết bị quen thuộc trong các gia đình như nồi cơm điện, bếp từ, bếp hồng ngoại… gắn với từ khóa “cấm bán” đang khiến nhiều người dùng băn khoăn.
Sự thật không phải là “cấm bán”, mà là vấn đề lô sản phẩm nào không đáp ứng tiêu chuẩn, hiệu suất thấp mới phải dừng kinh doanh.
Thiết bị sử dụng năng lượng có hiệu suất thấp bị cấm sản xuất, kinh doanh
Cuối tháng 5 vừa qua, theo Quyết định 14/2023/QĐ-TTg ban hành danh mục, lộ trình loại bỏ các thiết bị sử dụng năng lượng hiệu suất thấp. Theo đó, danh sách các loại thiết bị sẽ bị cấm sản xuất và kinh doanh bao gồm các thiết bị điện sử dụng năng lượng có hiệu suất thấp, được sản xuất theo công nghệ cũ và tiêu tốn nhiều điện khi sử dụng.
Như vậy, không phải các nhóm các sản phẩm loạt thiết bị, đồ gia dụng như bóng đèn, bếp hồng ngoại, đèn LED, điều hòa hay máy giặt đều sẽ bị cấm kinh doanh, sản xuất, mà chỉ là những sản phẩm thiết bị sử dụng năng lượng hiệu suất thấp, được sản xuất theo công nghệ cũ và tiêu tốn nhiều điện khi sử dụng.
Với các sản phẩm được dán tem tiết kiệm điện và đáp ứng được mức hiệu suất năng lượng tối thiểu quy định theo Tiểu chuẩn Quốc gia - TCVN vẫn được phép sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh bình thường.
Quyết định này được áp dụng với các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh hàng hóa.
Cụ thể hơn, danh sách các thiết bị điện sử dụng năng lượng có hiệu suất thấp bị cấm kinh doanh, sản xuất và nhập khẩu bao gồm:
- Nhóm thiết bị gia dụng: Bóng đèn huỳnh quang compact, balát điện tử dùng cho bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn huỳnh quang ống thẳng, bình đun nước nóng có dự trữ, bếp hồng ngoại, bếp từ, đèn LED, máy điều hòa không khí không ống gió, máy giặt gia dụng, máy thu hình, nồi cơm điện, quạt điện, tủ mát, tủ lạnh và tủ đông.
- Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại: Màn hình máy tính, máy photocopy, máy in, máy tính xách tay, máy tính để bàn và tủ giữ lạnh thương mại.
- Nhóm thiết bị công nghiệp: Động cơ điện không đồng bộ ba pha roto lồng sóc, máy biến áp phân phối, đèn điện led chiếu sáng đường và phố, nồi hơi trong xí nghiệp công nghiệp.
Dưới đây là danh sách các thiết bị đi kèm với hiệu suất năng lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia. Các thiết bị có hiệu suất năng lượng DƯỚI mức này sẽ không được phép nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam:
Hiệu suất năng lượng thiết bị điện là gì?
Hiệu suất năng lượng là thông số giúp người dùng xác định được khả năng tiết kiệm điện năng của một sản phẩm, thiết bị.
Thông thường, thông số này sẽ được nhà sản xuất ghi rõ trên bao bì của sản phẩm, trên tờ hướng dẫn sử dụng hoặc trên nhãn năng lượng. Hiệu suất năng lượng càng cao thì thiết bị càng tiết kiệm điện.
Vì vậy, việc nhìn vào hiệu suất năng lượng cũng có thể giúp người dùng chọn mua được một sản phẩm tiết kiệm hơn, phù hợp với gia đình hơn.
Ví dụ khi nhìn vào nhãn dán năng lượng của 2 chiếc thiết bị, thông thường người dùng chỉ nhìn vào số sao - càng nhiều sao thì càng tiết kiệm. Tuy nhiên với 2 thiết bị cùng có số sao như nhau, thì người dùng hãy nhìn thêm vào phần hiệu suất năng lượng. Dưới đây là một ví dụ.
Đây là 2 chiếc điều hòa, có cùng số sao trên nhãn năng lượng là 5 sao. Tuy nhiên khi nhìn vào phần hiệu suất năng lượng, chiếc điều hòa số 2 có hiệu suất là 6,94, còn chiếc số 1 chỉ là 4,71. Vì vậy có thể nói, chiếc điều hòa số 2 sẽ có khả năng tiết kiệm điện tốt hơn.
Cùng là 2 thiết bị có số sao trên nhãn năng lượng bằng nhau, song khi nhìn vào hiệu suất năng lượng, người dùng sẽ biết được đâu là thiết bị tiết kiệm hơn. Đó là chiếc điều hòa số 2 (Ảnh: Điện Máy Xanh)
Ngoài ra, để biết thiết bị có đạt đủ tiêu chuẩn quy định theo Tiêu chuẩn Quốc gia - TCVN hay không, người dùng cần quan sát thêm ở phần "Tiêu chuẩn", cũng được in ngay trên nhãn năng lượng và thường ở trên phần hiệu suất năng lượng.
Chiếc tủ lạnh có số hiệu suất năng lượng đạt chuẩn
Tiếp đến là một chiếc nồi cơm điện có dung tích 2 lít, nhãn năng lượng đạt 4/5 sao, tức là tiết kiệm năng lượng khá tốt. Hiệu suất năng lượng của thiết bị đạt 88,6% còn chỉ số về TCVN là TCVN 8252:2015. Chiếc nồi cơm điện này cũng đã đạt mức tối thiểu dựa trên cột “Tiêu chuẩn quốc gia”.
Chiếc nồi cơm điện cũng vậy
Có thể thấy, không phải chỉ số về tiêu chuẩn của loại thiết bị nào cũng giống nhau. Tuy nhiên chỉ cần đạt yêu cầu ở mức tối thiểu, các sản phẩm, thiết bị này sẽ không bị cấm sản xuất, nhập khẩu hay kinh doanh và người dùng vẫn có thể mua bình thường.
Tổ Quốc
Sự kiện: Tiêu dùng thông minh
Xem tất cả >>- Loạt điện thoại chính hãng giá siêu rẻ chỉ từ hơn 2 triệu đồng: Thiết kế đẹp, bền bỉ, pin khủng, có cả mẫu ra mắt 5 năm rồi vẫn bán chạy
- Một mẫu iPhone mới chuẩn bị ra mắt, xịn như iPhone 16 nhưng giá rẻ bất ngờ!
- Robot hút bụi đang ngày càng hoàn thiện, giá mềm
- Nhiều người dùng đang sử dụng iPhone sai cách mà không hề hay biết
- Khách thờ ơ mua sắm, cửa hàng vắng ngắt trước ngày hội siêu giảm giá 11/11