Hiểu đúng về xét nghiệm PCR và xét nghiệm kháng thể đang được sử dụng ở Việt Nam
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – trưởng khoa Nhiễm 1, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM có hai loại xét nghiệm bệnh COVID-19.
- 01-08-2020Tổng giám đốc WHO tiết lộ lý do số ca nhiễm COVID-19 tăng vọt trong thời gian qua: Những người trẻ quá chủ quan!
- 28-07-2020Giữa mùa dịch COVID-19, WHO khuyên có "4 món phải hạn chế, 2 món cần bổ sung đầy đủ" để tăng cường miễn dịch, chống bệnh hiệu quả
- 27-07-2020Không chỉ ho, sốt, khó thở, WHO còn liệt kê thêm những "tín hiệu" đặc biệt khác của COVID-19, khuyến cáo người dân không được chủ quan
Nhóm thứ nhất là phết mũi, họng để tìm kháng nguyên
Xét nghiệm này đó là tìm một đoạn gen của virus, xác của virus hoặc virus đang hoạt động bằng phương pháp PCR. Ưu điểm của xét nghiệm này có thể phát hiện người nhiễm virus ở những giai đoạn sớm kể từ khi người bệnh chưa có biểu hiện bệnh. Vì vậy đây là xét nghiệm có giá trị, được tổ chức y tế thế giới khuyến cáo là xét nghiệm dùng để chẩn đoán một người có đang bị nhiễm bệnh hay không.
Tuy nhiên, nhược điểm xét nghiệm này đòi hỏi cần phải có nhiều thời gian và năng lực kỹ thuật của labo mới có kết quả và đắt hơn test kháng thể rất nhiều. Nhân viên cần được đào tạo chuyên sâu và xét nghiệm này thường tốn kém, mất nhiều thời gian.
Kết quả xét nghiệm PCR này âm tính thì khả năng cao bạn không phải người nhiễm bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ Khanh cũng lưu ý PCR cũng có có sai số nếu người bệnh đang trong giai đoạn ủ bệnh, lượng vi rút rất ít nên chưa tìm ra vi rút SARS-CoV - 2 trong dịch mũi họng.
Hà Nội thực hiện xét nghiệm nhanh cho người dân
Xét nghiệm PCR có chính xác không còn phụ thuộc vào cách lấy mẫu, loại kit và kỹ thuật xét nghiệm. vị trí lấy mẫu xét nghiệm. Trong trường hợp những yếu tố trên không chuẩn có thể vẫn có sai số.
Nhóm thứ 2 là xét nghiệm lấy máu để tìm kháng thể IgM, hoặc test ELISA ở labo để phát hiện kháng thể IgM, IgG
Loại test kháng nguyên thời gian cho ra kết quả 20 phút, hiện nay được các nước châu Âu công nhận.
Kháng thể IgM xuất hiện ở thời kỳ 3-4 ngày sau khi mắc bệnh và IgG vốn có số lượng tăng lên khi cơ thể người phản ứng trước virus SARS-COV-2.
Tuy nhiên, bác sĩ Khanh cho rằng xét nghiệm test nhanh tìm kháng thể dương tính chỉ thể hiện rằng người đó đã từng bị nhiễm virus SARS-COV-2 chứ không thể khẳng định người đó có đang bị bệnh, có khả năng lây bệnh hay không.
Khi kết quả test dương tính người đó có khả năng bị bệnh từ lâu và đã khỏi bệnh lâu rồi hoặc có thể dương tính với với các chủng virus SARS-COV-2 khác không phải chủng mới.
Còn âm tỉnh giả cũng có thể do:
Trường hợp thứ nhất, người bệnh đang trong thời gian ủ bệnh thì cũng không thể tìm được kháng thể bởi kháng thể chỉ xuất hiện khi virus đã phải xâm nhập vào cơ thể một thời gian, lúc đó máu mới kích thích để sản sinh ra kháng thể.
Trường hợp thứ hai, nếu người bệnh có nồng độ kháng thể quá thấp thì cũng không phát hiện ra được vì test nhanh chỉ phát hiện khi nồng độ kháng thể đủ lớn thì test mới phát hiện được.
Bác sĩ Khanh cho biết với những người có test nhanh quả dương tính cần phải có câu trả lời nhanh từ việc kiểm chứng lại bằng phương pháp PCR.
Bác sĩ Khanh cho biết những người test nhanh âm tính có thể rơi vào 2 trường hợp trên vẫn cần phải cách ly theo dõi đủ 14 ngày.
Nếu trong thời gian này vẫn có triệu chứng ho, sốt, tức ngực, khó thở cần liên hệ ngay tới cơ sở y tế để được hướng dẫn có thể thực hiện xét nghiệm bằng phương pháp PCR.
Khi chưa xác định mình có khả năng bị bệnh hay lây nhiễm từ người khác hay không thì cách tốt nhất vẫn là đeo khẩu trang, và khi đeo khẩu trang đeo cho đúng cách tức là che đủ phần mũi, miệng, cằm.
Pháp luật và bạn đọc