MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hiệu trưởng Đại học số 1 châu Á: Trẻ học giỏi nhưng có 3 điểm này lớn lên vẫn sẽ thất bại

04-03-2023 - 21:59 PM | Sống

Hiệu trưởng Đại học số 1 châu Á: Trẻ học giỏi nhưng có 3 điểm này lớn lên vẫn sẽ thất bại

Theo Hiệu trưởng trường Đại học Thanh Hoa, những người có thể tỏa sáng trong kỷ nguyên mới không còn là những “học sinh giỏi” chuẩn mực chỉ biết làm đúng bài tập hay thuộc lòng kiến ​​thức.

Nhiều phụ huynh thường có thói quen đánh giá con cái qua thành tích học tập, cho rằng nếu học lực xuất sắc thì con lớn lên nhất định sẽ có tương lai xán lạn. Điều này có thực sự đúng không? Những lời của hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa sẽ khiến nhiều bậc cha mẹ phải suy nghĩ lại.

Tiểu Vũ là một trong những học sinh xuất sắc nhất ở trường tiểu học, cậu bé thường xuyên nằm trong top 3 của trường và luôn là niềm tự hào của thầy cô và cha mẹ. Để duy trì thành tích này, cha mẹ Tiểu Vũ đã không ngần ngại hy sinh thời gian vui chơi của con để cho cậu bé tham gia nhiều lớp luyện thi khác nhau. Còn bản thân Tiểu Vũ cũng rất chuyên tâm vào việc học hành. Cậu bé luôn có biểu hiện tốt và ngoan ngoãn nên cha mẹ cậu bé cảm thấy phương pháp giáo dục của gia đình là hoàn toàn đúng đắn.

Hiệu trưởng Đại học số 1 châu Á: Trẻ học giỏi nhưng có 3 điểm này lớn lên vẫn sẽ thất bại - Ảnh 1.

Khi Tiểu Vũ bước vào trường trung học cơ sở, những nhược điểm trong phương pháp mà gia đình dùng để giáo dục Tiểu Vũ dần lộ ra. Cậu bé hầu như không có bạn bè ở trường mà thường chỉ đơn độc một mình, không tham gia bất kỳ hoạt động câu lạc bộ nào và có xu hướng làm mọi việc nhóm theo lối mòn, bảo thủ.

Mẹ của Tiểu Vũ lo lắng về áp lực tâm lý của con nên đã hỏi ý kiến giáo viên và nhận được nhận xét từ cô giáo: "Thành tích học tập của cậu bé rất tốt, nhưng thường quá hướng nội, không tham gia bất kỳ hoạt động nào và không thể phát huy khả năng thực hành của mình. Tính cách như vậy có thể cản trở sự phát triển trong tương lai của con."

Nghe câu trả lời của cô giáo, mẹ của Tiểu Vũ chợt nhận ra rằng gia đình đã quá gò bó con vào học hành, mặc dù thành tích học tập của đứa trẻ rất tốt nhưng kỹ năng xã hội lại gần như bằng không. Một đứa trẻ như vậy khó đạt được thành công khi lớn lên nên cô quyết định thay đổi cách giáo dục con cái của mình

Vì sao trẻ có hiện tượng “điểm số cao, năng lực thấp”?

Đối với một đứa trẻ như Tiểu Vũ, nhiều người không khỏi nghĩ đến cụm từ: điểm số cao nhưng năng lực thấp. Trước thực trạng này, hiệu trưởng trường Đại học Thanh Hoa đã thẳng thắn chỉ ra rằng: “Những đứa trẻ này có vẻ thông minh, nhưng hầu hết chúng đều khó thành đạt khi lớn lên”.

Hiệu trưởng Đại học số 1 châu Á: Trẻ học giỏi nhưng có 3 điểm này lớn lên vẫn sẽ thất bại - Ảnh 2.

Mặc dù điểm số có thể đánh giá khả năng học tập của một đứa trẻ, nhưng thứ xã hội cần nhiều hơn lại là tài năng sáng tạo. Những người có thể tỏa sáng trong kỷ nguyên mới không còn là những “học sinh giỏi” chuẩn mực chỉ biết làm đúng câu hỏi, thuộc lòng kiến thức.

Dù nhà trường đã thực hiện toàn diện chất lượng giáo dục nhưng trong mắt nhiều phụ huynh, điểm xuất sắc là tiêu chí duy nhất để đánh giá trẻ thông minh hay không. Để đáp ứng kỳ vọng của cha mẹ, trẻ chỉ chú trọng cải thiện kết quả học tập mà bỏ qua việc trau dồi các năng lực khác trong quá trình trưởng thành. Từ đó sẽ xuất hiện hiện tượng “điểm số cao, năng lực thấp”.

Biểu hiện của những đứa trẻ có "điểm số cao, năng lực thấp"

1. Thiếu quyết đoán

Con cái ngoan ngoãn và hiểu chuyện là niềm vui của cha mẹ, nhưng quá ngoan ngoãn không phải lúc nào cũng tốt. Khi một đứa trẻ lớn lên, nếu vẫn luôn thuận theo ý kiến của cha mẹ và cần sự khẳng định, sắp xếp của cha mẹ trong mọi việc, thì rất có thể trẻ sẽ thiếu chính kiến, thiếu sự tự lập, quyết đoán. Đứa trẻ như vậy khi bước vào xã hội sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi người khác. .

2. Khả năng thực hành kém

Hiệu trưởng Đại học số 1 châu Á: Trẻ học giỏi nhưng có 3 điểm này lớn lên vẫn sẽ thất bại - Ảnh 3.

Không hiếm những đứa trẻ có thành tích học tập tốt nhưng lại không thể tự buộc dây giày, gấp quần áo hay giặt đồ. Khả năng thực hành kém sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt trong cuộc sống của trẻ, thậm chí khiến trẻ trở nên ỷ lại vào cha mẹ trong cả các mối quan hệ tình yêu và hôn nhân sau này.

3. Kỹ năng xã hội yếu

Kỹ năng xã hội là một khả năng quan trọng trong thế giới của người trưởng thành và có nhiều công việc đòi hỏi kỹ năng xã hội mạnh mẽ để hoàn thành. Ngay cả khi công việc tương lai của con bạn không đòi hỏi nhiều về mặt xã hội, thì việc kết giao bạn bè vẫn rất cần thiết. Thật cô đơn biết bao khi một đứa trẻ không có bạn bè vì sự thiếu sót trong xã hội của chính mình?

(Theo Sina)

Ánh Lê

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên