MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hiệu trưởng nổi tiếng nghiêm khắc nhất và quan điểm gây bão: Chúng ta đang sống trong xã hội người lớn sợ trẻ con còn giáo viên bị phớt lờ, xem thường

05-11-2021 - 21:17 PM | Sống

Hiệu trưởng nổi tiếng nghiêm khắc nhất và quan điểm gây bão: Chúng ta đang sống trong xã hội người lớn sợ trẻ con còn giáo viên bị phớt lờ, xem thường

"Nhiệm vụ của chúng ta là phải tạo ra một môi trường mà mọi người đều cảm thấy an toàn khi làm việc. Cần có sự lãnh đạo cứng rắn hơn", ông nói.

Barry Smith gây chú ý vào năm 2017, khi ông được mời về giữ vai trò hiệu trưởng Học viện Điều lệ Great Yarmouth ở Norfolk, Anh Quốc. Ông đã dọa sẽ gửi trả lại gia đình hoặc cách ly những học sinh không chịu thay đổi kiểu tóc đặc biệt của mình. Các phụ huynh đã chỉ trích lệnh cấm trên, nhưng Văn phòng tiêu chuẩn giáo dục Anh (Ofsted) đã ủng hộ ông và dành lời khen cho những cải thiện tại học viện này sau khi ông đưa ra quy định nghiêm khắc về hành vi của học sinh.

Ông Smith cũng là người đã đưa ra một loạt quy định mới tại ngôi trường mình, trong đó có việc cấm nhai kẹo cao su. "Nếu học sinh nào bị phát hiện nhai kẹo cao su trong trường thì sẽ bị cách ly khỏi lớp học", ông nói với các phụ huynh. Ông cũng cảnh báo các em học sinh rằng các em sẽ được ném một cái xô nếu các em cảm thấy ốm trong lớp để giảm bớt các em giả vờ ốm để bỏ học. Học sinh được yêu cầu ngủ lúc 9h30 tối và thức dậy lúc 6h30 sáng mỗi ngày.

Hiệu trưởng nổi tiếng nghiêm khắc nhất và quan điểm gây bão: Chúng ta đang sống trong xã hội người lớn sợ trẻ con còn giáo viên bị phớt lờ, xem thường - Ảnh 1.

Barry Smith được mệnh danh là "hiệu trưởng nghiêm khắc nhất nước Anh".

Barry Smith đã phát hành một hướng dẫn quy tắc dài 22 trang cho các học sinh khi tiếp quản Học viện. Ông được mệnh danh là "hiệu trưởng nghiêm khắc nhất nước Anh". Tuy nhiên, năm 2019, Barry Smith đã rời khỏi vị trí hiệu trưởng của Học viện này.

Chúng ta đang sống trong một xã hội cho rằng khắt khe là tiêu cực

Mới đây, chia sẻ với The Sun, Barry Smith nhấn mạnh rằng "phụ huynh cần dạy phép lịch sự thông thường để đảm bảo con cái của họ cư xử tốt hơn". Ông nói rằng các trường học nên thực thi câu thần chú "Nếu tôi lịch sự với bạn, bạn lịch sự với tôi": "Khi tôi đến thăm các trường học, tôi đứng ở sân và nói "chào buổi sáng" và hầu như không ai nói lại điều đó. Cha mẹ cần dạy phép lịch sự thông thường để con cái không thành ra như vậy".

Barry nói thêm: "Chúng ta đang sống trong một xã hội cho rằng khắt khe là tiêu cực. Người lớn sợ trẻ con. Giáo viên bị "ngược đãi" hàng ngày. Họ bị phớt lờ, bị coi thường. Và nhiệm vụ của chúng ta là phải tạo ra một môi trường mà mọi người đều cảm thấy an toàn khi làm việc. Cần có sự lãnh đạo cứng rắn hơn".

Hiệu trưởng nổi tiếng nghiêm khắc nhất và quan điểm gây bão: Chúng ta đang sống trong xã hội người lớn sợ trẻ con còn giáo viên bị phớt lờ, xem thường - Ảnh 2.

Phụ huynh cần dạy phép lịch sự thông thường để đảm bảo con cái của họ cư xử tốt hơn. Ảnh minh họa.

Trong khi đó, Angela Karanja - một nhà tâm lý học và chuyên gia về nuôi dạy con cái ở tuổi vị thành niên – đồng ý rằng những bậc cha mẹ từng trải qua những trải nghiệm tồi tệ khi lớn lên trong những gia đình nghiêm khắc thường không muốn gây ra điều đó cho con cái của họ - và vì vậy họ trở nên mềm mỏng.

Cô nói với The Sun: "Trong những thế hệ trước, khi chúng ta quá nghiêm khắc, rất nhiều người đã bị ảnh hưởng tâm lý. Nhiều người trong chúng tôi nói về những tổn thương mà mình đã trải qua. Và sau đó chúng ta đã "thả lỏng" một chút cho những đứa trẻ của mình. Nhưng điều đó cũng tạo nên nhiều đứa trẻ không có kỷ luật. Tôi tin rằng bạn có thể kỷ luật theo cách nhân ái hơn".

Angela tin tưởng vào việc "trao quyền kỷ luật" để làm cho trẻ em "cảm thấy được lắng nghe, nhìn thấy và có giá trị".

Hiệu trưởng nổi tiếng nghiêm khắc nhất và quan điểm gây bão: Chúng ta đang sống trong xã hội người lớn sợ trẻ con còn giáo viên bị phớt lờ, xem thường - Ảnh 3.

Cô nói thêm: "Có kỷ luật chỉ trích đứa trẻ và có kỷ luật tìm cách kết nối. Và kỷ luật tìm cách kết nối có sức mạnh hơn vì nó khiến đứa trẻ - dù chúng làm sai - vẫn cảm thấy được lắng nghe, được nhìn thấy và có giá trị".

Cô ấy cảm thấy rằng các chiến thuật kỷ luật như giam giữ trẻ cần phải được "liên kết trực tiếp với vấn đề": "Việc giam giữ đứa trẻ giúp ích gì cho con bạn? Nó giúp chúng cải thiện hành vi của mình như thế nào? Nó trao quyền hay là trừng phạt?

Bởi vì nếu đó là hình phạt, thì việc sửa sai rất ngắn ngủi – học sinh có thể sẽ giữ im lặng trong lớp vào ngày mai vì chúng không muốn bị giam giữ nhưng vẫn có sự oán giận. Và điều gì sẽ xảy ra khi một đứa trẻ bực bội với một giáo viên? Nếu bạn ghét ai đó và họ đang cố gắng dạy cho bạn một điều gì đó thì tất nhiên bạn khó có thể mở lòng để tiếp thu. Tôi tin rằng với lòng trắc ẩn, bạn có thể uốn nắn bất cứ ai".

Theo Hiểu Đan

Nhịp sống Việt

Trở lên trên