MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hiệu trưởng trường Kỹ thuật ĐH California chia sẻ về một ngành cực hot tại Việt Nam, là "huyết mạch" của nền kinh tế số

19-12-2023 - 21:26 PM | Sống

Được biết, đây là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử.

Nhiều chuyên trang tài chính nhận định sản xuất chất bán dẫn được xem là phần cốt lõi trong cuộc cạnh tranh công nghệ giữa các cường quốc trong thế kỷ 21. Thậm chí, theo nhận định của hãng tin Sputnik (Nga), ngành sản xuất chip - chất bán dẫn và phát triển công nghiệp vi mạch trở thành cuộc đua khốc liệt giữa các nước lớn và Việt Nam cũng bắt đầu bước vào “con đường bán dẫn” và dần khẳng định vị thế của mình.

Giáo sư Albert P. Pisano - Hiệu trưởng Trường Kỹ thuật Jacobs, Đại học California, San Diego; Đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo VinFuture cũng đã có những chia sẻ về tầm quan trọng của ngành chất bán dẫn ở Việt Nam tại toạ đàm "Công nghệ Bán dẫn: Nền tảng của Thế giới hiện đại" do Quỹ VinFuture tổ chức vào ngày 18/12/2023, trong khuôn khổ chuỗi Tọa đàm "Khoa học vì Cuộc sống" thuộc Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2023.

Được biết, Giáo sư Pisano sở hữu hơn 20 bằng sáng chế trong lĩnh vực vi cơ điện tử (MEMS) và là đồng tác giả của hơn 500 ấn phẩm khoa học. Năm 2001, GS. Pisano được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học - Kỹ thuật Quốc gia Hoa Kỳ vì những đóng góp trong thiết kế, chế tạo, thương mại hóa và các khía cạnh giáo dục của MEMS. Ông cũng được bình chọn trong "Top 100 cá nhân nổi bật nhất thế giới" của Tạp chí Công nghiệp Chẩn đoán và Thiết bị Y tế (MD&DI).

Hiệu trưởng trường Kỹ thuật ĐH California chia sẻ về một ngành cực hot tại Việt Nam, là "huyết mạch" của nền kinh tế số - Ảnh 1.

Giáo sư Pisano

"Đây là thời điểm phù hợp để Việt Nam bước vào chuỗi cung về bán dẫn toàn cầu"

Xin chào Giáo sư,

Thế giới đang đối mặt với rất nhiều thách thức. Chính điều đó đã đặt ra bài toán cho các nhà khoa học, phải làm sao để phát triển công nghệ để giải quyết những bài toán của toàn cầu?

Tôi cho rằng giải thưởng VinFuture có thể là một minh chứng rõ ràng và tuyệt vời nhất để cho thấy rằng một quốc gia có thể nhỏ về quy mô, nhưng với một trái tim lớn, bao dung thì có thể mang lại những sự thay đổi tích cực cho thế giới. Giải thưởng VinFuture đã tập trung vào tìm kiếm những giải pháp mang tính tác động, mang lại lợi ích cho người khác. Đó chính là điểm đặc biệt của giải thưởng này.

VinFuture cũng là một minh chứng mang lại niềm hy vọng cũng như sự lạc quan cho thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh trên thế giới hiện nay có rất nhiều những thách thức. VinFuture đã cho thấy rằng nếu như chúng ta có thể tôn vinh được những giải pháp, những kết quả nghiên cứu góp phần cải thiện đời sống của con người thì nó sẽ mang lại được niềm tin và sự lạc quan.

Ý tưởng này không phải chỉ là đến từ những nước giàu có mà có thể đến từ những nước đang phát triển. Chính những ý tưởng đấy sẽ mang lại niềm tin, hy vọng và là sự lạc quan cho thế giới.

Ngành công nghệ vi mạch hay công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Là "huyết mạch" của nền kinh tế số, ngành bán dẫn được dự báo có thể mang lại doanh thu hơn 620 tỷ USD vào năm 2024. Vậy Việt Nam có thể tham gia vào lĩnh vực công nghệ vi mạch hay công nghiệp bán dẫn  ở cấp độ nào để bắt nhịp với xu hướng của thế giới?

Thứ nhất, có rất nhiều việc chúng ta cần phải làm trong lĩnh vực bán dẫn này để đạt được mục tiêu về một tương lai bền vững. Thứ hai là các quốc gia cho dù là lớn hay nhỏ đều có thể tham gia vào lĩnh vực công nghiệp bán dẫn này. Điểm quan trọng là tham gia bằng cách nào cho phù hợp. Sự "phù hợp" ở đây không phải là lao vào những dự án siêu "khủng" ngay từ đầu mà có thể tham gia vào một khâu rất nhỏ thôi cũng được. Từ đó, chúng ta sẽ trở thành một phần trong chuỗi cung ứng của ngành bán dẫn và phát triển dần lên.

Trường hợp này chúng ta có thể lấy ví dụ của Trung Quốc, họ cũng đã bắt đầu với ngành công nghiệp, từ việc sản xuất những các linh kiện, cấu kiện siêu nhỏ trong bức tranh tổng thể chung, nhưng dần dần họ đã trở thành một hệ sinh thái toàn diện, đầy đủ và rất mạnh trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn. Tôi nghĩ rằng Việt Nam hoàn toàn cũng có thể theo cách tiếp cận tương tự.

Hiệu trưởng trường Kỹ thuật ĐH California chia sẻ về một ngành cực hot tại Việt Nam, là "huyết mạch" của nền kinh tế số - Ảnh 2.

Giáo sư có thể nói rõ về việc Việt Nam có thể tham gia được vào khâu nào với xuất phát điểm như hiện tại?

Các quốc gia đều đang rất chờ đợi và hy vọng Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc chơi của ngành bán dẫn toàn cầu. Hiện nay, Việt Nam cũng đã có thế mạnh trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo rồi.

Tuy nhiên, chúng ta nhìn thấy là có rất nhiều những công nghệ tiên tiến vượt trội của thế giới, ví dụ như các chip hay mini, nanomet - đây là những công nghệ rất mới và tiên tiến, nhưng không phải là điều chúng ta có thể bước vào để thực hiện hay nghiên cứu ngay. Thay vào đó, Việt Nam có thể xem xét những sản phẩm mà hiện nay đã và đang làm rất tốt và coi chúng như là tiền đề.

Ví dụ như sản xuất tai nghe không dây ở Việt Nam, đương nhiên để sản xuất được tai nghe không dây thì phải kết hợp rất nhiều ngành ví dụ ngành nhựa, ngành âm học thẩm âm, rồi công nghệ không dây..., rất nhiều thứ được tích hợp trong công nghệ sản xuất này.

Việt Nam có thể bắt đầu từ những điều mà bản thân đã và đang làm tốt này rồi bước lên những bước tiến cao hơn. Thế giới tin tưởng tuyệt đối Việt Nam sẽ làm tốt điều này. Hiện tại chính là thời điểm phù hợp nhất để bước vào chuỗi cung về bán dẫn toàn cầu.

Làm thế nào để Việt Nam có thể phát triển được các công ty bán dẫn trong nước và trên thế giới?

Tôi nghĩ rằng cách tiếp cận rất đơn giản thôi. Hãy "kết bạn" nhiều hơn, tức là hãy tìm kiếm và hợp tác với nhiều đối tác hơn - những người sẵn sàng chia sẻ giá trị kinh tế. Họ có thể hỗ trợ cũng như cùng chúng ta thực hiện những điều không tưởng, thay vì làm tất mọi thứ một mình. Với sự thành công bước đầu của Việt Nam ở thời điểm hiện tại trong ngành công nghiệp bán dẫn, Việt Nam có thể tiếp tục lộ trình, con đường đang vạch ra và tôi tin rằng lộ trình đấy sẽ mang lại nhiều hơn sự thành công cho Việt Nam trong tương lai.

Hiệu trưởng trường Kỹ thuật ĐH California chia sẻ về một ngành cực hot tại Việt Nam, là "huyết mạch" của nền kinh tế số - Ảnh 3.

Vậy Việt Nam cần chú ý gì trong việc đào tạo nhân sự ngành bán dẫn?

Tôi nghĩ rằng Việt Nam hiện nay đã đi đúng hướng những bước chậm chững đầu tiên trong lĩnh vực này, xét riêng về mặt phát triển nguồn nhân lực. Ở Việt Nam đã có những trường đại học, các viện nghiên cứu trong lĩnh vực bán dẫn và chúng ngày càng phát triển. Chất lượng nghiên cứu của các trường đại học thì ngày càng được nâng cao. Nói đâu xa như việc thành lập trường Đại học VinUni chẳng hạn, nó có thể là những ví dụ minh chứng cho năng lực nghiên cứu ngày càng được cải thiện ở các trường đại học tại Việt Nam.

Tôi cũng có dịp trao đổi nhanh với một số các thầy cô, giáo sư, giảng viên ở các trường đại học tại Việt Nam, trong đó có Đại học VinUni. Có thể nói là tôi rất ấn tượng trước những nghiên cứu mà họ đang thực hiện. Hầu hết những nghiên cứu này đều được đầu tư những công nghệ đỉnh nhất, hướng tới những giải pháp tiên tiến, mới nhất trên thế giới.

Nói một cách khác thì Việt Nam đã có một hệ thống về đào tạo có sẵn rồi. Việc quan trọng bây giờ là thúc đẩy đưa con người tham gia vào hệ thống, đào tạo và tăng cường hơn nữa. Tôi nghĩ tương lai về nhân sự ngành chất bán dẫn ở Việt Nam sẽ xán lạn.

Cảm ơn những chia sẻ của Giáo sư!


PV

Phụ nữ mới

Trở lên trên