MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hiệu ứng cánh bướm: Thiếu 0,25 điểm thi làm thay đổi một đời người, tài xế đi nhầm đường dẫn đến đại chiến thế giới?

03-05-2021 - 15:12 PM | Sống

Hiệu ứng cánh bướm: Thiếu 0,25 điểm thi làm thay đổi một đời người, tài xế đi nhầm đường dẫn đến đại chiến thế giới?

Nhưng chỉ một số ít người biết rằng bộ phim đã hiểu sai về khái niệm hiệu ứng cánh bướm. Bộ phim cho thấy bạn có thể tính toán được kết quả một cách chắc chắn, nhưng thực chất điều này là không thể.

Bạn đã bao giờ tự hỏi cuộc sống của bạn sẽ như thế nào nếu bạn thay đổi một điều gì đó ở điểm khởi đầu của mình chưa?

Những thay đổi nhỏ có thể đem đến cho bạn những kết quả hoàn toàn khác.

Năm 2013, vì thiếu 0,25 điểm mà tôi đã trượt một kỳ thi quan trọng. Tôi phải đợi 6 tháng sau mới được thi lại. Tôi đã rất tức giận và thất vọng. Tôi nghi ngờ khả năng của mình và bắt đầu tìm kiếm một công việc khác để làm thay vì học.

Tôi đã tạm dừng việc học trong một năm và làm việc cho một công ty khởi nghiệp ở Ấn Độ, một ngân hàng của Đức ở Thượng Hải và một dự án giáo dục ở Argentina. Những công việc này đã định hình lại suy nghĩ của tôi về con đường học hành và kinh doanh.

Nhưng nếu tôi không trượt kỳ thi thì sao? Tôi sẽ đi theo con đường mà nhiều người đã đi. Đó là thực tập tại KPMG hoặc PWC và làm việc ở đó suốt đời. Một thay đổi dù rất nhỏ ở thời điểm bắt đầu (chẳng hạn như 0.25 điểm trong kỳ thi) có thể có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sau này.

Nếu bạn có thể hiểu rõ về hiệu ứng cánh bướm thì bạn có thể thay đổi quan điểm của mình về khả năng ra quyết định và dự đoán.

Hiệu ứng cánh bướm - Và tại sao không ai có thể dự đoán chính xác thời tiết

"Bạn không thể loại bỏ một hạt cát nào ra khỏi vị trí ban đầu của nó mà không ... làm thay đổi một điều gì đó trong cả tổng thể"— Johann Gottlieb Fichte

Nhiều người đã nghe nói đến hiệu ứng cánh bướm nhờ bộ phim khoa học viễn tưởng của Mỹ từ năm 2004. Ashton Kutcher du hành ngược thời gian để thay đổi tuổi thơ đầy khó khăn của mình.

Nhưng chỉ một số ít người biết rằng bộ phim đã hiểu sai về khái niệm hiệu ứng cánh bướm. Bộ phim cho thấy bạn có thể tính toán được kết quả một cách chắc chắn, nhưng thực chất điều này là không thể.

Hiệu ứng cánh bướm không thể dự đoán được các kết quả cụ thể. Tên gọi hiệu ứng cánh bướm bắt nguồn từ hình ảnh ẩn dụ: một cơn bão chịu sự ảnh hưởng của một con bươm bướm nhỏ bé vỗ cánh ở một nơi nào đó rất xa cơn bão.

Hiệu ứng này được nhà toán học Edward Norton Lorenz khám phá ra. Khi thực hiện mô phỏng các hiện tượng thời tiết, Lorenz nhận thấy rằng nếu ông làm tròn các dữ liệu đầu vào, dù với sai số bé thế nào đi nữa, thì kết quả cuối cùng luôn khác với kết quả của dữ liệu không được làm tròn. Một thay đổi nhỏ của dữ liệu đầu vào dẫn đến một thay đổi lớn của kết quả.

"Tôi nhận thấy rằng các kết quả mới lúc đầu giống với kết quả cũ, nhưng kết quả ngay sau đó đã khác đi một chút, kết quả tiếp theo lại khác đi ở chữ số thập phân cuối cùng, kết quả tiếp nữa lại khác ở chữ số trước chữ số thập phân cuối cùng và cứ tiếp tục như thế... Nguyên nhân nằm ở các kết quả đầu tiên. Những sai số nhỏ nhất từ lúc bắt cứ thế khuếch đại đều đặn cho đến khi chúng làm thay đổi hoàn toàn kết quả cuối cùng"— Edward Lorenz

Robert Devaney, giáo sư toán học tại Đại học Boston, cho biết: "Con người không thể đo lường mọi thứ một cách chính xác đến từng mi-li-mét được".

Giống như những gì Lorenz phát hiện ra, đó là ngay cả khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta có các dữ liệu đầu vào đã rất chính xác, nhưng đến cuối cùng chúng ta cũng không cho ra một kết quả như trước đó chúng ta đã dự đoán được. Đó là lý do tại sao các nhà khí tượng không thể dự đoán chính xác thời tiết.

Lorenz kết luận rằng hầu hết các dự đoán thời tiết đều không chính xác vì chúng ta không bao giờ biết chính xác các dữ liệu ban đầu có thay đổi không. Về bản chất, cánh bướm là biểu tượng của một sự thay đổi chưa được biết đến.

Ví dụ về hiệu ứng cánh bướm đã làm thay đổi lịch sử

Hiệu ứng này có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều so với việc sai số của tôi hay các dự đoán thời tiết không chính xác. Hiệu ứng cánh bướm thậm chí có thể thay đổi cả lịch sử. Dưới đây là một số ví dụ.

Franz Ferdinand - Thái tử của đế quốc Áo-Hung

Năm 1914, một tiếng súng đã làm thay đổi cục diện của thế giới. Đó là ngày 28 tháng 6, Archduke Franz Ferdinand vừa thoát khỏi một vụ đánh bom nhằm vào xe của anh ta. Để cứu Ferdinand khỏi các cuộc tấn công tiếp theo, người lái xe buộc phải thay đổi tuyến đường. Nhưng người lái xe đó không nhận được thông báo và rẽ nhầm hướng. Franz Ferdinand và vợ đã bị giết, điều này gây ra một chuỗi các sự kiện dẫn đến thế chiến thứ nhất.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu người lái xe nhận được thông báo?

Covid-19

Tổ chức y tế thế giới (WHO) tuyên bố rằng đại dịch Covid-19 bùng phát là do vi rút lây truyền từ động vật sống sang người.

Adolf Hitler

Năm 1907 và 1908, ông nộp đơn vào trường nghệ thuật nhưng bị từ chối hai lần. Người ta cho rằng những lời từ chối này đã khiến ông ta từ một nghệ sĩ phóng túng đầy hoài bão trở thành biểu tượng của cái ác. Chúng ta không biết mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào, nhưng chắc chắn, nhân loại sẽ tốt hơn nếu Hitler dành cả đời để vẽ tranh.

Điều gì sẽ xảy ra nếu học viện mỹ thuật ở Vienna nhận Adolf Hitler làm học viên?

Theo Mai Phương

Medium

Trở lên trên