Họ FPT tăng trưởng ấn tượng trong 9T2022, riêng FPTS báo lỗ do đánh giá lại khoản đầu tư vào May Sông Hồng
Trừ FPTS, các doanh nghiệp đều tăng trưởng trên 20%.
- 21-11-20226 năm sau câu nói kinh điển 'ngu gì không làm thép' của ông Lê Phước Vũ, Hoa Sen làm ăn thế nào?
- 21-11-2022Loạt “ông lớn” T&T, Đèo Cả, Thaco, TH Group... dự kiến đổ gần 130.000 tỷ đồng vào Tây Nguyên, đầu tư từ hạ tầng giao thông, nông nghiệp đến bauxit...
- 20-11-2022Doanh nghiệp bắt đầu “chạy đua” cho mùa mua sắm Tết Quý Mão
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 của CTCP FPT (mã CK: FPT), trong quý, doanh thu thuần của FPT đạt 11.149 tỷ đồng, tăng 28% và lợi nhuận trước thuế là 2.028 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ.
Luỹ kế 9 tháng, FPT đạt doanh thu thuần 30.975 tỷ đồng, và lợi nhuận trước thuế 5.665 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ.
Theo FPT, kết quả kinh doanh tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do tăng trưởng của khối công nghệ và khối viễn thông.
Trong đó, doanh thu khối công nghệ đạt 6.490 tỷ đồng, tăng 25% và LNTT đạt 1.010 tỷ đồng, tăng 28%, chiếm tỷ trọng lần lượt là 58% và 50% doanh thu và LNTT của Tập đoàn. Trong đó, Dịch vụ công nghệ thông tin nước ngoài đem về doanh thu 4.857 tỷ đồng, tăng 30%, và LNTT 848 tỷ đồng, tăng 26%, thúc đẩy bởi đà tăng đến từ thị trường Mỹ và APAC.
Còn khối viễn thông – CTCP Viễn Thông FPT (FPT Telecom – mã chứng khoán: FOX) ghi nhận doanh thu quý 3 đạt 3.731 tỷ đồng, tăng 20% và LNTT đạt 723 tỷ đồng, tăng 23%, chiếm tỷ trọng 33% doanh thu và 36% LNTT của Tập đoàn. Trong đó, dịch vụ viễn thông đem về doanh thu 3.517 tỷ đồng, tăng 18% và LNTT 640 tỷ đồng, tăng 21%.
Công ty con của FPT Telecom là CTCP Dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online – mã chứng khoán: FOC) đạt doanh thu quý 3 là 214 tỷ đồng, tăng 63% và LNTT là 84 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, FPT Telecom ghi nhận doanh thu đạt 10.807 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 2.169 tỷ đồng, lần lượt tăng 17% và 22% so với cùng kỳ. Còn FPT Online đạt doanh thu 564 tỷ đồng, tăng 38% và LNTT 241 tỷ đồng, tăng 31%.
Tính đến ngày 30/9, lượng tiền mặt và tiền gửi của FPT giảm 8% còn 24.126 tỷ đồng. Lượng tiền mặt và tiền gửi của FOX là 11.636 tỷ đồng.
CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail – mã chứng khoán: FRT) đạt doanh thu 7.709 tỷ đồng - tăng hơn 54% so với cùng kỳ. LNTT 106 tỷ đồng, tăng 74%.
Luỹ kế 9 tháng, FRT đạt doanh thu 21.708 tỷ và LNTT 369 tỷ đồng, lần lượt tăng 55% và 169%. Theo FRT, đà tăng doanh thu đến từ hai mảng chủ lực hiện nay là ICT và dược phẩm. Cụ thể, mảng ICT tiếp tục tăng trưởng về nhóm Laptop (cao điểm tựu trường tháng 9-10/2022). Luỹ kế 9 tháng, mảng ICT mang về 15.233 tỷ đồng cho Tập đoàn. Hệ thống nhà thuốc Long Châu cũng tăng đóng góp cho doanh thu hợp nhất với 6.562 tỷ sau 9 tháng - gấp 2,6 lần cùng kỳ.
CTCP Chứng khoán FPT (FPTS - mã chứng khoán: FTS) là công ty duy nhất trong nhóm doanh nghiệp FPT lỗ trong quý 3. Doanh thu hoạt động của công ty sụt giảm tới 87% so với cùng kỳ năm trước, đạt 54 tỷ đồng, chủ yếu do lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) âm 154 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, FPTS lỗ trước thuế 35 tỷ đồng trong quý 3/2022, trong khi cùng kỳ lãi 333 tỷ đồng.
Theo giải trình, doanh thu tự doanh giảm mạnh chủ yếu do chênh lệch đánh giá lại khoản đầu tư MSH của May Sông Hồng, giá trị cuối quý 3/2022 giảm tới 162 tỷ đồng so với con số quý liền trước, trong khi cùng kỳ năm 2021 lãi 150 tỷ đồng.
Thời điểm 30/9, giá trị hợp lý danh mục tự doanh của FPTS tính theo giá trị hợp lý là 578 tỷ đồng, trong đó bao gồm 328 tỷ đồng cổ phiếu MSH.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu hoạt động của FPTS giảm 38% xuống 633 tỷ đồng, lãi trước thuế giảm 66% xuống 228 tỷ đồng.
Nhịp sống thị trường