"Họ hàng lì xì con tôi 500k, nhưng nhà họ có tới 3 đứa con, nên mừng lại như nào cho khỏi lỗ", câu trả lời của bà mẹ này quá hay
Đối với những gia đình có số con ít hơn họ hàng, việc cho con cái tiền lì xì ngày Tết đã trở thành một chuyện tính toán, làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của phong tục mừng tuổi.
- 22-01-2023Người sở hữu 6 yếu tố này được khoa học chứng minh có khả năng thành công cao bất ngờ trong tương lai: Giáo sư Stanford chỉ ra 1 phẩm chất quan trọng
- 22-01-2023Tết này, trong nhà có 3 sự thay đổi 'khác lạ' và 4 dấu hiệu sau báo hiệu năm mới có thần Tài đồng hành, gặp nhiều may mắn, thuận lợi trăm bề
- 21-01-2023Nghe 2 cô chủ XÉO XỌ kể chuyện làm áo dài Tết: Khởi nghiệp với vỏn vẹn 800 nghìn, không tính nổi 'học phí' cho những bài học kinh doanh suốt 9 năm
- 21-01-2023Chuyên gia phong thủy chỉ '3 nên, 2 tránh' khi bài trí cửa chính: Càng ở tài lộc càng nhân lên gấp bội, hưởng trọn phú quý bình an
- 19-01-2023Nữ danh hài tuổi Mão Vân Dung giàu cỡ nào: U50 xây biệt thự chục tỷ bề thế như lâu đài, từng lộ cát-xê quảng cáo hơn 100 triệu/video?
Mùa Tết năm nay, Chị Q. (Nam Định) nhận được 1 câu hỏi khá nhạy cảm. Cụ thể, em gái của chị tên Nh., có 1 người họ hàng bên chồng rất khá giả. Sáng mùng 1 năm nay, khi chị Nh. không có ở nhà, người họ hàng này đã đến chơi và lì xì con chị đến 500k. Khi chị Nh. về nhà, nhìn số tiền lì xì con nhận được mà thấy bối rối.
"Họ hàng lì xì con em đến 500k, nhưng nhà họ có tới 3 đứa con, em nên mừng lại như nào cho khỏi lỗ? Nếu mừng lại 3 phong bao, mỗi cái 500k thì quá lớn", chị Nh. thắc mắc và nhờ chị Q. tư vấn.
Lì xì cho trẻ bao nhiêu là phù hợp? (Ảnh minh họa)
Về vấn đề này, chị Q. đã tư vấn cho em gái nên mừng lại 3 đứa cháu bên chồng, mỗi đứa trẻ 200k, như vậy sẽ tốn tổng cộng 600k vừa đảm bảo được sự "có đi có lại" mà bản thân cũng không bị "thiệt" quá nhiều. "Đừng mừng 100k mỗi đứa trẻ, vì như vậy quá tính toán thiệt hơn, dễ gây mất lòng", chị Q. đưa ra lời khuyên.
Tuy nhiên chị Q. cũng nhấn mạnh, trong phong bao lì xì ngày Tết tuy có chú trọng đến việc "có đi có lại" nhưng điều quan trọng hơn cả là lấy điềm lành. Những đứa trẻ vốn không quan tâm giá trị ít nhiều, chính người lớn mới tiêm nhiễm vào đầu trẻ những suy nghĩ tiêu cực về chuyện lì xì ngày Tết.
Người lớn nên lì xì cho trẻ theo điều kiện kinh tế của bản thân, không nên so sánh mình với người khác. Có thể tính đến hoàn cảnh gia đình của bên kia, nếu hai bên có số con như nhau thì lì xì tương đương. Nếu bạn sinh ít con và bên kia có nhiều con hơn, bạn có thể cho nhiều hơn một chút, không nên vì một hai trăm mà ảnh hưởng đến tình thân.
Nếu đối phương thân thiết thì chúng ta hoàn toàn có thể rộng tay hơn trong khoản lì xì, tình cảm đôi bên vì vậy cũng sẽ tốt hơn.
Lì xì cho trẻ dịp Tết: Mệnh giá 50k hay 500k cũng không quan trọng bằng làm được điều này
Theo phong tục, tiền lì xì được bọc vào giấy hay vải màu đỏ tươi - màu tượng trưng cho điều tốt lành, tài lộc dồi dào. Bởi trên thực tế, bản chất lì xì là lời chúc may mắn của người lớn đến trẻ con và lời chúc sức khỏe của người trẻ đến người già. Tục lì xì nguyên thủy của nó, vì thế không coi nặng số tiền bên trong mà quan trọng nhất là ý nghĩa đi kèm.
Chuyên gia tâm lý Lê Khanh cho rằng, việc cân nhắc số tiền bao nhiêu, mục đích thế nào đã đi xa khỏi mục tiêu ban đầu của chuyện lì xì.
Với những đứa trẻ, số tiền trong bao thư chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, chúng không để ý mình nhận được bao nhiêu tiền (nếu bố mẹ không gieo vào đầu trẻ khái niệm tiền nhiều - ít). Vậy nên, chính cách trao lì xì cho trẻ mới chính là "công đoạn" quan trọng nhất.
Chuyên gia tâm lý Lê Khanh cho rằng, việc cân nhắc số tiền bao nhiêu, mục đích thế nào đã đi xa khỏi mục tiêu ban đầu của chuyện lì xì.
"Nhiều người cho rằng lì xì nhiều có thể khiến trẻ nhìn nhận sai về giá trị tiền bạc, lầm tưởng tiền là biểu tượng của yêu thương và sức mạnh, ai cho mình nhiều tiền thì yêu mình hơn. Tuy nhiên, bản chất tờ tiền không có lỗi, và việc lì xì 50 ngàn hay 500 ngàn là quyền của mỗi người, lỗi là ở cách cho và thái độ của người lớn.
Của cho không bằng cách cho. Khi lì xì thì bố mẹ, người thân phải hỏi thăm, khen ngợi, động viên trẻ, sau đó mới tặng trẻ phong bao lì xì. Đứa trẻ sẽ hiểu việc lì xì là được tặng sự may mắn, an yên chứ không phải so bì 'sức nặng' của hồng bao".
Theo chuyên gia tâm lý Lê Khanh, thay vì chỉ coi trọng số tiền, phụ huynh nên dạy trẻ ý nghĩa của lì xì. Ngoài ra, cũng nên tập thói quen chu đáo hơn, đừng đưa thẳng tiền mà hãy cẩn thận bỏ vào phong bì đỏ. Như thế, trẻ mới cảm nhận được sự trân trọng. Khi trẻ hỏi về mệnh giá thì có thể giải thích cho chúng nghe lì xì không quan trọng mệnh giá mà mang ý nghĩa mừng tuổi, chúc may mắn.
Bên cạnh đó thì bố mẹ cũng nên dạy con cả cách lễ phép khi nhận lì xì. Khi các cháu được học ngay từ đầu về ý nghĩa của lì xì thì sẽ không có những hành động vòi vĩnh hay so sánh số tiền khiến người lớn mất mặt. Cần thường xuyên dạy cho con biết lợi ích lâu dài của việc tiết kiệm và cách tiêu tiền hợp lý, đặc biệt là thời điểm tiêu tiền, khi nào con được phép sử dụng tiền.
"Tóm lại, đã đến lúc để người lớn chúng ta nhìn nhận lại ý nghĩa thực sự của phong tục lì xì, nhìn nhận lại vấn đề thực tế mà nó đang bị biến tướng. Đã đến lúc chính người lớn chúng ta phải trả lại giá trị nhân văn của tập tục này", chuyên gia này nêu ý kiến.
Thể thao & văn hóa