Hoa hậu đột ngột qua đời ở tuổi 32: WHO tiết lộ con số gây sốc về căn bệnh khiến 40.000 người Việt tự tử mỗi năm
Theo WHO, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử. Gần 800.000 người chết vì tự tử mỗi năm trên toàn cầu. Ở VN có khoảng 40.000 người tự tử mỗi năm, cao gấp 3-4 lần so với tai nạn giao thông.
- 13-03-2021WHO khuyến cáo trẻ 1 tuổi tuyệt đối không xem tivi, trẻ hơn 2 tuổi cực kỳ hạn chế: 7 cách bảo vệ con trước cám dỗ Internet
- 26-02-202114% thế giới giữ 53% lượng vaccine COVID-19: Chuyện tích trữ của nước giàu và lời khẩn nài của WHO
- 23-02-2021WHO bồi thường cho người gặp phản ứng phụ sau tiêm vaccine COVID-19
"Hoa hậu đại sứ nhân ái Bến Tre" năm 2020 Phan Thuyền vừa đột ngột qua đời vào lúc 5h ngày 24/03 sau thời gian mắc bệnh trầm cảm, hưởng dương 32 tuổi.
Sự ra đi của cô khiến cho cả gia đình và bạn bè đau xót. Lúc sinh thời, Phan Thuyền là người khá vui vẻ, hòa đồng và thích đi làm từ thiện.
Trước đây, Hoa hậu Diễm Hương cũng từng tiết lộ rằng cô đã mất 10 năm để chống chọi với bệnh trầm cảm. Rất nhiều người nổi tiếng trên thế giới mắc căn bệnh này.
Theo các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai, hậu quả nghiêm trọng nhất của trầm cảm chính là hành vi tự sát. Theo thống kê tại Việt Nam, số người tự tử hàng năm lên tới 36.000-40.000 người, cao gấp 3-4 lần số ca tử vong do tai nạn giao thông.
Trầm cảm chịu trách nhiệm cho 75% các vụ tự tử kể trên, còn lại 22% là do nghiện rượu, ma túy, cờ bạc và chỉ có 3% do tâm thần phân liệt, động kinh.
Thực tế, số lượng bệnh nhân trầm cảm ngày một tăng và rất đáng báo động. Sau đây là những thông tin được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cung cấp, giúp người đọc có thêm thông tin để phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.
1, Sự thật quan trọng
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến. Trên toàn cầu, hơn 264 triệu người ở mọi lứa tuổi bị trầm cảm.
Trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây ra khiếm khuyết sức khỏe trên toàn thế giới, và nó là nguyên nhân chính gây ra gánh nặng bệnh tật toàn cầu.
Đa số bệnh nhân trầm cảm là phụ nữ.
Trầm cảm có thể dẫn đến tự tử.
Hiện nay, có những phương pháp điều trị tâm lý và thuốc hiệu quả cho bệnh trầm cảm vừa và nặng.
Trên thực tế, trầm cảm khác với những thay đổi tâm trạng thông thường và những phản ứng cảm xúc ngắn hạn trước những thách thức trong cuộc sống hàng ngày.
Đặc biệt, bệnh trầm cảm trung bình hoặc nặng trong thời gian dài có thể trở thành một căn bệnh nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng nhiều và hoạt động kém ở nơi làm việc, trường học và ở nhà.
Tệ nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử. Gần 800.000 người chết vì tự tử mỗi năm trên toàn cầu. Tự tử là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở nhóm tuổi 15-29.
Mặc dù các phương pháp điều trị rối loạn tâm thần do trầm cảm một cách hiệu quả đã được biết đến, nhưng có tới khoảng từ 76- 85% bệnh nhân trầm cảm ở các nước có thu nhập thấp và trung bình vẫn chưa được điều trị.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị hiệu quả bao gồm: Thiếu nguồn lực, thiếu nhân viên chăm sóc sức khỏe được đào tạo tốt, và sự phân biệt đối xử của xã hội đối với nhóm bệnh tâm thần. Bên cạch đó, việc không đưa ra được đánh giá chính xác là một yếu tố khác ảnh hưởng đến việc điều trị hiệu quả.
Ở tất cả các quốc gia có mức thu nhập khác nhau, bệnh nhân trầm cảm thường không được chẩn đoán một cách chính xác, và một số bệnh nhân không trầm cảm thường bị chẩn đoán sai và kê đơn thuốc chống trầm cảm.
Trên toàn thế giới, gánh nặng của bệnh trầm cảm và các bệnh tâm thần khác ngày càng gia tăng. Trong một nghị quyết được Đại hội đồng Y tế Thế giới thông qua vào tháng 5/2013 đã kêu gọi một cách tiếp cận phối hợp đối với bệnh tâm thần ở cấp quốc gia.
2, Các loại và triệu chứng của trầm cảm
Theo số lượng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, các giai đoạn trầm cảm có thể được phân thành các loại là nhẹ, trung bình hoặc nặng.
Một điểm khác biệt chính là xem liệu người bị trầm cảm có tiền sử mắc các giai đoạn hưng cảm hay không.
Cả hai loại trầm cảm/hưng cảm này đều có thể là mãn tính (có nghĩa là bệnh đã kéo dài trong một thời gian dài) và tái phát theo thời gian, đặc biệt là trong trường hợp không điều trị.
Trầm cảm tái phát:
Tình trạng này liên quan đến các giai đoạn trầm cảm tái phát. Trong giai đoạn tấn công, bệnh nhân chán nản, mất hứng thú hoặc thích thú, thiếu năng lượng, mệt mỏi và kém hoạt động trong hơn 2 tuần.
Nhiều bệnh nhân trầm cảm cũng gặp phải các triệu chứng lo âu, rối loạn giấc ngủ và thèm ăn, và có thể cảm thấy tội lỗi hoặc tự ti, không chú ý, và thậm chí các triệu chứng không thể giải thích bằng chẩn đoán y tế.
Theo số lượng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, các giai đoạn trầm cảm có thể được phân loại là nhẹ, trung bình hoặc nặng.
Những người bị trầm cảm nhẹ khó có thể tiếp tục tham gia vào công việc hàng ngày và các hoạt động xã hội, nhưng họ có thể không bị bệnh tật tấn công hoàn toàn.
Trong giai đoạn trầm cảm nặng, bệnh nhân không có khả năng tiếp tục tham gia các hoạt động xã hội, công việc hoặc nội trợ, và ngay cả khi họ tham gia vào các hoạt động đó, mức độ bị hạn chế.
Rối loạn lưỡng cực:
Loại trầm cảm này thường có giai đoạn hưng cảm và giai đoạn trầm cảm, với giai đoạn tâm trạng bình thường giữa hai loại.
Trong giai đoạn hưng cảm, người bệnh có tâm trạng phấn khích hoặc cáu kỉnh, hoạt động quá mức, mong muốn thể hiện, lòng tự trọng bị tăng lên và nhu cầu ngủ giảm.
3, Nguyên nhân và cách phòng tránh
Trầm cảm là kết quả của sự tương tác phức tạp của các yếu tố xã hội, tâm lý và thể chất.
Những người gặp phải những biến cố bất lợi trong cuộc sống (thất nghiệp, mất mát, sang chấn tâm lý) dễ bị trầm cảm hơn.
Trầm cảm có thể gây căng thẳng và rối loạn chức năng nhiều hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh và làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm.
Trầm cảm có liên quan đến sức khỏe thể chất. Ví dụ, bệnh tim mạch có thể gây ra trầm cảm và ngược lại.
Thực tế đã chứng minh rằng thực hiện các chương trình/hoạt động phòng ngừa có thể làm giảm trầm cảm.
Cộng đồng có thể thực hiện các biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa trầm cảm, bao gồm lập kế hoạch trong trường học để nâng cao cách suy nghĩ tích cực của trẻ em và thanh thiếu niên.
Các biện pháp can thiệp đối với cha mẹ của trẻ có vấn đề về hành vi có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm của cha mẹ và cải thiện hành vi của con họ.
Thực hiện kế hoạch thể thao cho người cao tuổi cũng có thể ngăn ngừa trầm cảm hiệu quả.
4, Chẩn đoán và điều trị
Theo các chuyên gia, có những phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh trầm cảm vừa và nặng.
Các trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể cung cấp liệu pháp tâm lý, chẳng hạn như kích hoạt hành vi, liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) và liệu pháp tâm lý giữa các cá nhân (IPT) hoặc cung cấp thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) và các loại thuốc chống trầm cảm.
Các cơ sở y tế có dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên ghi nhớ các tác dụng phụ có thể có liên quan đến thuốc chống trầm cảm, khả năng cung cấp bất kỳ can thiệp nào (về chuyên môn và/hoặc khả năng tiếp cận điều trị), và sở thích cá nhân.
Các hình thức trị liệu tâm lý khác nhau có thể được xem xét bao gồm liệu pháp tâm lý mặt đối mặt cá nhân và/hoặc nhóm được cung cấp bởi các chuyên gia và nhà trị liệu tổng hợp có giám sát.
Điều trị tâm lý xã hội cũng rất hiệu quả đối với chứng trầm cảm nhẹ. Thuốc chống trầm cảm có thể điều trị hiệu quả chứng trầm cảm vừa và nặng, nhưng chúng không phải là phương pháp điều trị đầu tiên cho chứng trầm cảm nhẹ.
Chúng không nên được sử dụng để điều trị trầm cảm ở trẻ em, cũng như không nên là phương pháp điều trị đầu tiên cho thanh thiếu niên.
Đối với thanh thiếu niên, thuốc chống trầm cảm nên được sử dụng một cách thận trọng.
*Theo WHO
Doanh nghiệp và tiếp thị