MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hoà Phát đã đầu tư bao nhiêu, vay vốn như thế nào để sản xuất vỏ container?

08-08-2023 - 14:20 PM | Doanh nghiệp

Chưa đầy 2 năm từ khi khởi công nhà máy, ngày 04/8 vừa qua, Công ty CP sản xuất container Hòa Phát - công ty con của Hoà Phát, đã bàn giao lô hàng 100 container loại 20 feet cho đối tác.

Hoà Phát đã đầu tư bao nhiêu, vay vốn như thế nào để sản xuất vỏ container? - Ảnh 1.

Hoà Phát đã đầu tư bao nhiêu vào dự án sản xuất container?

Dự án nhà máy sản xuất Container rỗng của Hòa Phát được đặt tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, quy mô công suất 500.000 TEU/năm, tập trung các sản phẩm container phổ biến, có chiều dài 20-40feet. Trong đó, modul giai đoạn 1 có công suất 200.000 TEU/năm.

Hoà Phát đã đầu tư bao nhiêu, vay vốn như thế nào để sản xuất vỏ container? - Ảnh 2.

Container Hòa Phát bàn giao lô hàng đầu tiên cho Công ty New Way Lines. (Ảnh:

Đến cuối năm 2022, Hoà Phát đã ghi nhận giá trị 1.564 tỷ đồng xây dựng cơ bản dở dang vào dự án nhà máy này.

Hoà Phát đã đầu tư bao nhiêu, vay vốn như thế nào để sản xuất vỏ container? - Ảnh 3.

BCTC năm 2022 hợp nhất Hoà Phát

Đến 30/06/2023, giá trị xây dựng cơ bản dở dang của dự án đã tăng lên là 1.877 tỷ đồng, tăng hơn 313 tỷ đồng, tương đương 20% so với hồi đầu năm.

Hoà Phát đã đầu tư bao nhiêu, vay vốn như thế nào để sản xuất vỏ container? - Ảnh 4.

BC Quý II/2023 Hoà Phát

Về nguồn vốn tài trợ, Công ty CP sản xuất container Hòa Phát có sử dụng vốn vay tại một số ngân hàng như Vietcombank, Wooribank,... với tài sản bảo đảm cho khoản vay bao gồm:

(i) Một số hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn tại các TCTD

(ii) Các tài sản liên quan đến dự án nhà máy, cụ thể:

- Các hệ thống, các máy móc và thiết bị cụ thể nhất định cấu thành nên, gắn liền với, hoặc được sử dụng liên quan đến Nhà Máy tại địa chỉ phường Tân Phước, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

- Toàn bộ phần mềm, công nghệ để vận hành Nhà Máy;

- Máy móc, thiết bị và tài sản cụ thể nhất định khác nằm trên Khu Đất hiện hữu tại địa chỉ phường Tân Phước, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

(iii) Các quyền tài sản phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm liên quan đến các tài sản liệt kê ở trên và các quyền tài sản phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm liên quan QSDĐ và các tài sản gắn liền với đất của CTCP sản xuất container Hòa Phát;

(iv) Tất cả các quyền tài sản, quyền sở hữu, khoản thu tiền lãi và lợi nhuận thực tế và tiềm tàng, ở hiện tại hoặc trong tương lai mà CTCP sản xuất container Hòa Phát nhận được với tư cách là chủ sở hữu hoặc người sử dụng liên quan đến các tài sản nêu trên và các hợp đồng bảo hiểm phát sinh theo hợp đồng hoặc pháp luật hiện hành;

(v) Tất cả số dư còn lại của số tiền thu được từ việc xử lý tài sản liên quan đến quyền sử dụng khu đất và/hoặc nhà máy theo HĐ thế chấp nhà máy sau khi trừ đi các khoản thanh toán;

(vi) Tất cả các quyền, quyền truy đòi, quyền sở hữu, quyền lợi và lợi ích của CTCP sản xuất container Hòa Phát hiện có hoặc trong tương lai có được liên quan đến khoản dư từ xử lý thế chấp, bao gồm nhưng không giới hạn, quyền nhận, thu hồi và truy đòi khoản dư từ xử lý thế chấp và tất cả lợi ích phát sinh từ đó.

Tài sản không bao gồm quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền đăng ký của cơ quan tài nguyên môi trường.

Tại sao chọn mở rộng sản xuất với mặt hàng vỏ container và Hoà Phát có lợi thế gì?

Từ đầu năm 2021, một phần do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid, câu chuyện về logistics đặc biệt là việc thiếu container khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên toàn thế giới phải đau đầu tìm lời giải.

Không phải đến khi "cơn khát container" toàn cầu diễn ra, việc sản xuất container trong nước mới được chú ý. Từ lâu, mảng sản xuất này đã được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng do vị trí địa lý của Việt Nam thích hợp cho việc là địa điểm trung chuyển hàng hóa trong khu vực.

Bên cạnh đó, việc thu hút đầu tư nước ngoài FDI của Việt Nam vẫn đang tăng mạnh, cùng với đó là khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu lớn nên nhu cầu vận tải đường biển vì thế cũng giữ được động lực tăng trưởng. Thị trường container được nhận định là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp.

Hiện nay số lượng container trên thế giới chiếm 90% do Trung Quốc sản xuất. Từ khi xuất hiện dịch COVID-19 đang có quá trình chuyển dịch sản xuất lớn từ Trung Quốc và Việt Nam sẽ đón được sự chuyển dịch này. Việt Nam có ưu thế về chi phí sản xuất hơn những nước sản xuất container trên thế giới, như nhân công, cơ khí...

Mặc dù tiềm năng như vậy nhưng trên thực tế tại Việt Nam chưa có doanh nghiệp sản xuất container đầu tư bài bản. Trước đây có nhà máy sản xuất container Vinashin-TGC với công suất thiết kế giai đoạn I là 45.000 teus/năm tuy nhiên đã ngừng hoạt động khi Vinashin sụp đổ.

Hoà Phát đã đầu tư bao nhiêu, vay vốn như thế nào để sản xuất vỏ container? - Ảnh 5.

Lô hàng 100 container loại 20 feet dp Hòa Phát sản xuất. Ảnh: Kinh tế đô thị

Với Hoà Phát, từ năm 2021 nhận thấy tiềm năng của thị trường, doanh nghiệp đã khởi công nhà máy sản xuất container vào tháng 11/2021 và nhanh chóng thương mại lô hàng đầu tiên vào tháng 8/2023.

Hoà Phát nắm trong tay những lợi thế rõ ràng để gia nhập nhanh chóng vào sân chơi này, có thể kể đến như:

Nguyên liệu chính sản xuất container rỗng là loại thép HRC, mác SPA-H đặc chủng, kháng thời tiết, sản phẩm của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Tại Việt Nam, chỉ có Hòa Phát sản xuất được loại thép này.

Về ván sàn cho container, Hoà Phát cho biết họ đã tìm được một số nhà cung cấp nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung vật tư quan trọng này cho sản xuất.

Ngoài ra, nhà cung cấp sơn của nước ngoài đã đầu tư thiết bị sản xuất tại Việt Nam, giúp Container Hòa Phát chủ động nguồn cung trong nước và tiết kiệm chi phí.

Cuối cùng, ngoài năng lực sản xuất thì nguồn lực tài chính hùng hậu cùng thương hiệu mạnh trên thị trường cũng là một lợi thế của Hoà Phát so với các đối thủ.

Theo Trọng Nghĩa

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên