MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Họa từ miệng mà ra, ung thư từ miệng mà vào: 4 loại rau nằm trong danh sách "kẻ huỷ diệt" gây K, nam nữ già trẻ đều phải tránh

02-11-2021 - 20:57 PM | Sống

Họa từ miệng mà ra, ung thư từ miệng mà vào: 4 loại rau nằm trong danh sách "kẻ huỷ diệt" gây K, nam nữ già trẻ đều phải tránh

Nhiều loại rau quả tưởng rằng an toàn, thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau lại có thể dẫn đến ung thư. Do vậy, các bà nội trợ cần tìm hiểu kỹ trước khi mua về ăn để tránh bệnh tật gõ cửa.

Với mức sống ngày càng được nâng cao, sức khỏe đã trở thành mục tiêu theo đuổi của nhiều người. Rau là thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày và cũng thường nhận được lời khuyên nên ăn ăn nhiều rau hơn để tốt cho sức khỏe.

Vì vậy trong mắt hầu hết mọi người, rau là thực phẩm lành mạnh và không thể gây hại. Tuy nhiên thực tế có những loại rau không hề tốt cho sức khỏe, chúng có chứa chất độc và có thể gây ung thư. Vì vậy, khi mua rau cần lưu ý tránh những loại rau như vậy, không nên mua về nhà ăn.

1. Măng tươi

Măng tươi chứa rất nhiều cyanid. Đây là loại độc tố có khả năng gây ngộ độc cho con người. Cyanide là gốc axit, mà hợp chất của nó bao gồm các muối và acid, có đặc tính rất độc, liều nặng có thể gây tử vong qua đường tiêu hóa.

Khi ăn phải loại măng có chứa nhiều cyanid vào cơ thể, dưới tác dụng của những dịch vị enzyme đường tiêu hóa lập tức biến thành acid cyan andrid (HCN) - 1 chất cực độc với cơ thể. Cụ thể 1 người 50kg chỉ cần ăn phải 50mg là có thể tử vong,

2. Giá đỗ không rễ

Họa từ miệng mà ra, ung thư từ miệng mà vào: 4 loại rau nằm trong danh sách kẻ huỷ diệt gây K, nam nữ già trẻ đều phải tránh - Ảnh 1.

Giá đỗ không rễ có hình thức đẹp, giá thành rẻ nhưng tiềm ẩn mối nguy hại khôn lường đối với sức khỏe của gan. Ảnh: Internet

Nhiều người cho rằng giá đỗ mập mạp, trắng bóc và không có rễ mới là loại ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên, đây lại là loại giá đỗ có chứa cực nhiều hóa chất tăng trưởng, chúng phát triển không phải bằng nguồn dưỡng chất từ đất, nước mà chúng lớn lên nhờ thuốc kích thích.

Những nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, các hóa chất từ thuốc kích thích sẽ ứ đọng trong giá đỗ, rửa bao nhiêu lần cũng sẽ không hết, và khi cơ thể con người hấp thụ sẽ từ từ ăn mòn từng tế bào gan, phá hủy gan gây ung thư gan

3. Dương xỉ diều hâu (rau dớn)

Họa từ miệng mà ra, ung thư từ miệng mà vào: 4 loại rau nằm trong danh sách kẻ huỷ diệt gây K, nam nữ già trẻ đều phải tránh - Ảnh 2.

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc WHO đã phân loại ptaquilosid có trong dương xỉ diều hâu là chất gây ung thư nhóm 2B - nhóm này bao gồm những chất (hoặc hỗn hợp) có thể gây ung thư cho người. Ảnh: Aboluowang

Theo NCBI, dương xỉ diều hâu (Pteridium aquilinum) có thể gây nên ngộ độc hoặc bệnh ung thư cho người ăn. Bởi vì dương xỉ diều hâu có chứa chất ptaquiloside, chất này đã được chứng minh có thể gây ung thư dạ dày, vòm họng, đường tiết niệu cho cả người và động vật ăn cỏ. Ngoài dương xỉ diều hâu, sự hiện diện của ptaquiloside còn được phát hiện ở nhiều loại dương xỉ khác, nhưng ở dương xỉ diều hâu là nhiều nhất.

4. Bí ngòi xanh

Họa từ miệng mà ra, ung thư từ miệng mà vào: 4 loại rau nằm trong danh sách kẻ huỷ diệt gây K, nam nữ già trẻ đều phải tránh - Ảnh 3.

Bản thân bí ngòi xanh không độc nhưng chế biến bí sai cách sẽ gây hại cho sức khỏe. Ảnh: Internet

Bản thân bí ngòi xanh, bí xanh không có chất gây ung thư, nhưng sau một thời gian dài chế biến ở nhiệt độ cao sẽ tiết ra chất acrylamide gây ung thư. Đối với bí xanh thì cách nấu và nhiệt độ đặc biệt quan trọng, tránh hiện tượng bí chín là tốt nhất.

Những thông tin sai lầm về các loại rau gây ung thư

1. Diếp cá có thể làm hỏng thận và gây ung thư

Sự thật: Diếp cá không chứa axit Aristolochic gây ung thư

Triệu Lương Bân, Giám đốc Khoa Thận, Bệnh viện trực thuộc Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc Thành Đô, chỉ ra rằng axit Aristolochic có trong diếp cá được lan truyền là chất gây ung thư bậc nhất là phản khoa học.

Diếp cá không chứa axit aristolochic, nhưng chứa axit aristolochyl lactam, là một chất chuyển hóa của axit aristolochic. Ngoài ra, hàm lượng Aristololactam trong Diếp cá rất ít. Hiện nay giới y học vẫn chưa có kết luận rõ ràng về tác động của Aristololactam đối với cơ thể.

2. Gừng có chứa chất safrole gây ung thư gan

Sự thật: Không có rủi ro khi ăn gừng bình thường, và cần chú ý gừng thối

Họa từ miệng mà ra, ung thư từ miệng mà vào: 4 loại rau nằm trong danh sách kẻ huỷ diệt gây K, nam nữ già trẻ đều phải tránh - Ảnh 4.

Gừng hỏng, mốc, thối nên tránh sử dụng để bảo vệ sức khỏe. Ảnh: Aboluowang

Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh giải thích rằng gừng có chứa chất gây ung thư safrole, nhưng điều kiện tiên quyết để sinh ung thư là phải đạt đến một liều lượng nhất định và việc tiêu thụ gừng bình thường hàng ngày không gây nguy cơ ung thư.

Nhưng có một điều cần lưu ý là không nên tiêu thụ gừng thối, lượng safrole trong gừng thối sẽ tăng lên nhanh chóng, ăn lâu dài sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

3. Rau ngót gây ung thư

Trong thực tế, tuyên bố này không đáng tin cậy. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, IARC, cho biết Pteridium aquilinum có trong rau ngót là chất gây ung thư loại 2B. Tuy nhiên, hiện tại, không có đủ bằng chứng cho thấy chất này gây ung thư cho người mà chỉ có ảnh hưởng đến cơ thể động vật. Do đó, các bà nội trợ cũng nên cẩn thân trước khi ăn và hạn chế ăn quá nhiều.

Tóm lại, sự xuất hiện của bệnh ung thư hầu hết được hình thành dưới tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, như di truyền, môi trường sống, tình trạng sức khỏe, thói quen sinh hoạt, thực phẩm... Do đó, mọi người nên chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân.

Các cách để lựa chọn rau có lợi cho sức khỏe

Họa từ miệng mà ra, ung thư từ miệng mà vào: 4 loại rau nằm trong danh sách kẻ huỷ diệt gây K, nam nữ già trẻ đều phải tránh - Ảnh 5.

Rau xanh - thực phẩm vốn được coi là lành mạnh bậc nhất cũng có thể biến thành nguy cơ ung thư khi chúng ta tiêu thụ sai cách. Ảnh: Internet

Thực ra, rau cũng phải học cách lựa chọn. Dưới đây là những mẹo nhỏ giúp bạn chọn được thực phẩm tốt cho sức khỏe và an toàn

1. Quan sát hình dạng của các loại rau

Các loại rau được trồng và xử lý thông thường mà không sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón có hình dáng tương đối bình thường và có thể tự tin mua về ăn. Nếu bạn thấy một số lá rau đặc biệt to và dày, bạn cần cảnh giác với chúng bởi chúng có thể bị phun thuốc kích thích.

2. Kiểm tra rau

Khi mua rau nên chọn những loại rau đẹp. Có người cho rằng rau càng nhiều sâu là loại rau chưa qua xử lý sẽ tốt cho sức khỏe. Trên thực tế, lập luận này là không xác thực. Việc rau có bị sâu bệnh hay không hoàn toàn do thành phần và mùi của chúng. Ngoài ra, rau bị sâu có thể là nơi "trú ẩn" của các loại ký sinh trùng.

3. Ngửi mùi rau

Trong trường hợp bình thường, rau cần có mùi thơm tự nhiên như mùi thơm tươi, vị ngọt và cay. Nếu ngửi thấy rau có mùi đặc biệt thì không nên mua.

Rau là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên có nhiều lời đồn thổi, chúng ta phải học cách nhận biết những lời đồn thổi sai lệch trong cuộc sống hàng ngày để tránh rơi vào những hiểu lầm.

Theo Aboluowang

Ngọc Nhi

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên