Hoạt động tưởng chừng chỉ dành cho các bà nội trợ này lại mang tới bài học "vàng" về tài chính cá nhân cho con: Dạy hôm nay, gặt mai sau!
Chỉ cần dắt con đi mua sắm cùng, cha mẹ cũng có thể định hình được thái độ cũng như hành vi của con với tiền bạc.
- 04-09-2019Bảng hiệu "kiệm lời" và câu chuyện kinh doanh lạ của ông chủ hàng khuôn bánh phố cổ Hà Nội
Dù tốt hay xấu, cố tình hay vô ý thì cha mẹ nào cũng đều là hình mẫu trong mọi vấn đề của con cái, mọi hành động của cha mẹ đều có tác động rất lớn đến những tờ giấy trắng nhỏ xinh này.
Đặc biệt với vấn đề tiền bạc.
Cha mẹ đang hình thành thái độ và hành vi của con đối với tiền bạc khi đi mua sắm, du lịch hay về công việc… Vì thế, đây sẽ là một tin vui cho mỗi ông bố bà mẹ đang băn khoăn không biết đâu là thời điểm phù hợp nhất để dạy con về tài chính cá nhân: Không bao giờ là muộn để bắt đầu cả!
Mua sắm là hoạt động dễ dàng nhất khi cha mẹ muốn đưa ra bài học về tài chính cho con. Cho dù bạn đi mua sắm với con hoặc sai con mua mấy thứ lặt vặt, hãy tận dụng hoạt động thường ngày này để dạy con một chiếc lược về mua sắm thông minh.
Dưới đây là một số lời khuyên về tài chính dành cho những ai đang làm cha mẹ, được lấy từ cuốn sách "Beyond Piggy Banks and Lemonade Stands: How to Teach Young Kids About Finance" của tác giả Liz Frazier - chuyên gia tài chính của Forbes.
1. Tránh mua vô tội vạ
- Hãy lập một danh sách mua sắm trước khi bạn muốn mua gì đó. Bên cạnh đó, bạn có thể hỏi ý kiến của con và nhờ chúng liệt kê giúp tất cả mọi thứ bạn cần trước khi đi đến nơi mua sắm. Khi bạn đang ở cửa hàng, hãy đưa cho con một số cái tên để con có thể tìm cùng bạ. Còn khi con hỏi còn những đồ gì ngoài danh sách đã llên, hãy nhắc nhở con rằng những đồ vật này không có trong danh sách.
- Chờ đợi: Nếu con muốn một món đồ đắt tiền, hãy cho chúng 24 giờ để cân nhắc trước khi quyết định mua. Sau thời gian đã định, bạn có thể hỏi lại, nếu con vẫn quan tâm đến món đồ đó, hãy đưa chúng trở lại cửa hàng. Nếu con quên thì rõ ràng đó chỉ là ham muốn nhất thời. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đặt giới hạn tiền tiêu vặt cho con theo độ tuổi và tình trạng tài chính gia đình, ví dụ, 10 đô la cho một học sinh mẫu giáo và 20 đô cho một nhóc lớp 4.
- Đặt giới hạn tại các sự kiện: Các sự kiện lâu lâu mới diễn ra một lần như chương trình biểu diễn, xiếc, lễ hội và công viên giải trí đều khiến mọi người phấn khích, đặc biệt là trẻ em. Tất nhiên với những dịp như thế này thì chẳng cha mẹ nào có thể phớt lờ mong muốn hào hứng của con cả. Vì vậy, trước khi đến một sự kiện nào đó, hãy cho con một số tiền nhất định. Điều này sẽ giúp con khỏi bị thôi thúc từ những thứ lặt vặt, không cần thiết như đũa phép, quạt, máy tạo bong bóng, ngón tay xốp… ở những nơi nhộn nhịp như này.
2. Giữ một cái đầu lạnh trong tiết kiệm tiền
- Mang theo phiếu giảm giá: Thói quen này sẽ cung cấp bài học quý giá về tiết kiệm tiền khi đi mua sắm. Hãy để con giúp ban tìm phiếu giảm giá ở cửa hàng và cho chúng thấy số tiền chúng đã tiết kiệm được khi kết thúc chuyến đi.
- Các phép so sánh giá cả: Cho dù đó là thực phẩm hay mặt hàng nào đó rẻ tiền, bạn vẫn nên thực hiện bước so sánh giá cả. Rất đơn giản, hãy nhìn vào một số mặt hàng tương tự và xem giá cả của từng loại. Sau đó giải thích cho con rằng bạn muốn tìm sự lựa chọn ít tốn kém nhất nhưng vẫn cần phải có chất lượng tốt, cho chúng thấy sự khác biệt về giá của từng thương hiệu; khuyến khích chúng mua loại rẻ hơn khi chất lượng là như nhau. Xác định các sự kiện đặc biệt đang diễn ra tại cửa hàng và giải thích các sản phẩm thỉnh thoảng được sale khi cửa hàng đó đang muốn bán nhiều.
- Mua với số lượng lớn: Khi có thể, hãy mua những thứ cần thiết với số lượng lớn và chỉ cho con tiền sẽ được tiết kiệm như thế nào thông qua so sánh với khi mua lẻ.
3. Nghĩ thật kỹ trước khi mua
- Nghiên cứu kỹ: Nếu con bạn muốn một món đồ nào đó, hãy cho con biết mặt hàng đó cũng có các loại khác nhau, vì vậy điều quan trọng ở đây là phải mua đúng thứ cần. Ví dụ, nếu con muốn có phao bơi cho chuyến đi biển, hãy giúp con nghiên cứu các loại khác nhau. Đánh giá và so sánh chất lượng một số mẫu khác. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhờ con giúp khi nghiên cứu mặt hàng bạn muốn mua cho bản thân, hỏi con cái nào có chất lượng tốt hơn và lắng nghe đóng góp của con.
- Các lựa chọn khác: Nếu con thức sự muốn mua một cái gì đó, hãy xem các lựa chọn khác ngoài việc mua chúng. Đây có phải là đồ bạn có thể thuê, hoặc mượn từ thư viện hay từ bạn bè? Liệu bạn có thể mua đồ đã qua tay và tiết kiệm một số tiền không?
4. Ngừng mua đồ lặt vặt
Nói thì dễ hơn nhiều so với thực hiện, đặc biệt là với đứa nhóc lớp 1 đang lấy cái chết để dọa cha mẹ mua quả bóng nảy giống với bạn cùng lớp.
Các ông bố bà mẹ hãy hết sức bình tĩnh trong trường hợp này. Nếu bạn có ý định chiều theo ý muốn của con và để giữ chúng yên lặng, hãy bỏ ngay suy nghĩ ấy đi; thay vào đó, nên để con dùng tiền của chính nó để mua quả bóng yêu thích.
Bạn cũng có thể tạo nên một hình mẫu tài chính tích cực bằng cách làm theo một số mẹo tiết kiệm tiền dưới đây. Tất nhiên, phải đảm bảo có lời giải thích cặn kẽ cho con với từng hành động và tiền sẽ được tiết kiệm như thế nào:
- Tiết kiệm năng lượng: Tiền luôn bay đi mỗi ngày cho khoản này. Vì vậy, mỗi cha mẹ nên tập thói quen tắt đèn trước khi ra khỏi phòng và yêu cầu con làm theo. Mỗi khi cả gia đình dự định đi đâu và vắng mặt cùng một lúc, hãy bảo con kiểm tra lại từng phòng và đảm bảo đèn đã được tắt hết. Điều này cũng giúp bạn thêm một khoản kha khá vào tài khoản tiết kiệm hàng tháng đấy!
- Rạp chiếu phim tại gia: Giờ đây một tối thư giãn bên ngoài có giá tương đương với một chuyến đi chơi xa vào cuối tuần. Một gia đình đi ăn tối và cùng xem một bộ phim có thể tốn tới 200 đô trong trường hợp nếu dùng thêm soda và bỏng ngô. Nhắc đến khoản này không đánh đồng với việc gia đinh bạn không thể đi xem phim ở ngoài nữa. Thay vào đó, cha mẹ nên giảm thiểu số buổi xem phim ở ngoài hàng tuần lại, nói với con thỉnh thoảng sẽ xem phim ở nhà để tiết kiêm một số tiền. Tự làm một ít bỏng ngô vị con yêu thích, tắt đèn và xem một bộ phim đã thuê hoặc mua trước đó thì còn gì tuyệt vời hơn!
- Đi chung xe: Giá xăng leo thang từng ngày và thường không bị liệt vào các khoản chi tiêu hàng ngày hay trong các kế hoạch đi chơi xa. Vì vậy, hãy chọn đi chung xe với các cặp bố mẹ khác và "share" tiền xăng khi cả hai gia đình muốn tìm một nơi thích hợp cho con trai hoạt động thể thao. Đừng quên nói với con tiền sẽ được tiết kiệm bằng cách chia tiền xăng.
- Dùng quà tặng thủ công: Thay vì bỏ tiền mua các món quà có sẵn ngoài cửa hàng, tại sao bạn không thử sử dụng hoa tay của mình để làm một ít đồ thủ công. Bên cạnh đó, hãy khuyến khích con bạn tự làm một số món quà như trang sức, tự sáng tác một vài bài thơ, vẽ tranh hay làm bánh quy... để tặng cho bạn bè và gia đình vào mỗi dịp sinh nhật hay ngày lễ. Đây không chỉ là cách tiết kiệm tiền tuyệt vời mà còn mang lại những khoảnh khắc hạnh phúc cho con và thể hiện được tâm ý của người tặng qua từng món quà.
Forbes