MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Học cách Warren Buffett quản lý thời gian để thành công trong bất kỳ công việc nào

25-09-2016 - 12:06 PM | Tài chính quốc tế

Tăng năng suất với chiến lược “2 danh sách“ của Warren Buffett.

Với khối tài sản lên đến 50 tỷ USD, Warren Buffett luôn nằm trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Ngoài ra, ông còn được coi là nhà đầu tư thành công nhất thế kỷ 20.

Cách sử dụng thời gian mỗi ngày được cho là lý do dẫn đến thành công của ông. Dưới góc độ tiền tệ, bạn có thể nói rằng ông quản lý thời gian tốt hơn bất kỳ ai.

Câu chuyện sau nói về chiến lược năng suất với 3 bước đơn giản mà ông dùng để giúp nhân viên xác định điểm ưu tiên và hành động:

Câu chuyện của Mike Flint

Mike Flint là phi công lái máy bay cá nhân của Bufett trong 10 năm. Theo lời của Flint thì ông đã trao đổi ưu tiên nghề nghiệp với ông chủ của mình khi Buffett yêu cầu nhân viên thực hiện qua ba bước:

Bước 1: Buffett yêu cầu Flint viết ra 25 mục tiêu nghề nghiệp hàng đầu của mình. Do vậy, Flint dành chút thời gian để viết ra chúng. (Bạn có thể hoàn thành bài tập này với mục tiêu cho một thời gian ngắn hơn. Ví dụ, viết ra 25 công việc hàng đầu bạn cần hoàn thành tuần này).

Bước 2: Sau đó, Buffett yêu cầu Flint xem lại danh sách và khoanh tròn 5 mục tiêu hàng đầu. Một lần nữa thì Flint lại mất thời gian thông qua danh sách, và cuối cùng quyết định chọn 5 mục tiêu quan trọng nhất của mình.

Bước 3: Tại thời điểm này, Flint có 2 danh sách. 5 mục ông đã khoanh tròn là Danh sách A và Danh sách B gồm 20 điều chưa được khoanh tròn.

Flint khẳng định rằng ông sẽ bắt đầu thực hiện 5 mục tiêu hàng đầu ngay lập tức. Khi đó, Buffett hỏi:

- Vậy còn danh sách những điều cậu không khoanh thì sao?

Flint trả lời:

- Ồ, đây là 5 mục tiêu trọng tâm của tôi nhưng 20 điều kia cũng quan trọng không kém. Chúng cũng rất quan trọng nên tôi sẽ làm khi cảm thấy phù hợp. Chúng không thực sự cấp bách nhưng tôi vẫn có kế hoạch để thực hiện chúng.

Buffett nói:

- Không, cậu sai rồi, Mike. Những thứ cậu không khoanh sẽ trở thành danh sách cậu cần tránh bằng bất cứ giá nào. Dù sao đi nữa, không cần để ý đến chúng cho đến khi cậu đã thành công với 5 mục tiêu hàng đầu của mình.

Sức mạnh của sự từ bỏ

Tôi tin tưởng vào sự tối giản và đơn giản. Tôi thích việc loại bỏ những thứ không cần thiết. Tôi nghĩ rằng loại bỏ những điều không quan trọng sẽ là một trong những cách tốt nhất để khiến cuộc sống dễ dàng hơn, tạo nhiều thói quen tốt hơn và khiến bạn cảm thấy tự hào nhiều hơn về những gì đang có.

Mỗi hành vi đều có giá của nó. Chúng khiến bạn mất thời gian, năng lượng và không gian mà lẽ ra bạn cần dành cho những hành vi và công việc quan trọng hơn. Đó là lý do chúng ta nên học theo chiến lược của Buffett, chỉ quan tâm đến Danh sách B. Đó là những thứ không thực sự quan trọng với bạn. Bạn dễ dàng biện minh cho việc dành thời gian cho những điều đó.

Tuy nhiên khi bạn so sánh với 5 mục tiêu hàng đầu, rõ ràng là 20 điều còn lại không có giá trị nhiều lắm. Dành thời gian cho những ưu tiên thứ cấp chỉ khiến bạn làm mọi việc dở dang mà không thể hoàn thành được 5 ưu tiên hàng đầu.

Hãy luôn nhớ loại bỏ thẳng tay. Ép mình phải tập trung. Hoàn thành công việc hoặc loại bỏ, chẳng làm gì cả.

Theo Mộc Dương

Trí thức trẻ/CafeBiz

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên